Vietcombank lần đầu tiên chi trả cổ tức bằng cổ phiếu giúp vốn điều lệ của ngân hàng tăng lên hơn 47 nghìn tỷ đồng
Cuộc đua tăng vốn của các ngân hàng sẽ chưa dừng lại và còn tiếp tục diễn ra mạnh mẽ trong năm 2022 để các ngân hàng tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao năng lực quản trị, năng lực tài chính, cải thiện chất lượng tài sản về chất, tăng khả năng sinh lời gắn liền với quản trị rủi ro.
Tính đến nay đã có 16/35 ngân hàng đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn theo Thông tư 41. Không chỉ để đáp ứng yêu cầu về an toàn vốn, việc tăng vốn cũng góp phần tăng cường năng lực tài chính cho các ngân hàng, gia tăng nguồn vốn trung dài hạn để mở rộng hoạt động kinh doanh khi mà tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn được siết chặt lại theo lộ trình tại Thông tư 08/2020/TT-NHNN ngày 14/8/2020 của Ngân hàng nhà nước.
Bên cạnh đẩy mạnh sản phẩm, dịch vụ thì tăng vốn điều lệ cũng là một trong những yếu tố làm tăng năng lực, sức cạnh tranh. Đồng thời, quản trị rủi ro trong các hoạt động ngân hàng được tốt hơn. Hơn nữa, với quy định của nhà nước về tỷ lệ vốn an toàn (CAR), các ngân hàng đang liên tục thực hiện các biện pháp nhằm tăng vốn điều lệ. Điều này khiến cho cuộc đua tăng vốn điều lệ ngân hàng trở nên hấp dẫn và có sự thay đổi nhanh chóng trong năm 2021.
Trong năm 2020, hệ thống ngân hàng đã được bổ sung thêm hơn 33.000 tỷ đồng vốn điều lệ. Theo đó đến cuối năm 2020, đã có 18 ngân hàng ghi nhận vốn điều lệ đạt trên 10.000 tỷ đồng, nhiều ngân hàng nhỏ vẫn đang chật vật tăng vốn, hiện có gần 10 ngân hàng vốn điều lệ dưới 5.000 tỷ đồng.
Bức tranh tổng thế của ngành ngân hàng - Nguồn Công ty Chứng khoán MBS
Những tháng cuối năm 2021, các ngân hàng đều có kế hoạch tăng vốn điều lệ “khủng”. BIDV là ngân hàng dẫn đầu về vốn điều lệ với 50.058 tỷ đồng, Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản chấp thuận cho BIDV tăng vốn điều lệ thêm tối đa hơn 10.365 tỷ đồng theo phương án phát hành cổ phiếu trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận còn lại lũy kế đến năm 2019 và lợi nhuận còn lại sau thuế, sau trích lập các quỹ và chi trả cổ tức bằng tiền mặt năm 2020 đã được cổ đông thông qua.
Theo kế hoạch, BIDV sẽ phát hành tối đa gần 1,037 tỷ cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông, tương ứng tỷ lệ 25,77%. Sau phát hành, vốn điều lệ của BIDV sẽ tăng thêm 10.365 tỷ lên hơn 50.585 tỷ đồng. Hiện vốn điều lệ của ngân hàng là hơn 40.220 tỷ đồng, đứng thứ ba toàn ngành sau VietinBank (48.058 tỷ) và VPBank (44.455 tỷ đồng).
Với số vốn điều lệ tăng thêm, BIDV dự kiến dùng để đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ, phát triển sản phẩm dịch vụ mới, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tăng tỷ lệ thu nhập từ dịch vụ trong tổng thu nhập, nâng cao năng lực quản trị điều hành, quản trị rủi ro, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nghệ.
Mới đây HĐQT Vietcombank đã ban hành Nghị quyết phê duyệt tăng vốn điều lệ thông qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức từ lợi nhuận còn lại sau thuế, sau trích lập các quỹ và chi trả cổ tức bằng tiền mặt năm 2019, theo phương án đã được Đại hội cổ đông thông qua.
Theo đó, Vietcombank dự kiến phát hành hơn 1,02 tỷ cổ phiếu (tương đương 27,6%) để trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận còn lại năm 2019 sau khi chia cổ tức 8% bằng tiền. Sau phát hành, vốn điều lệ thêm 10.236 tỷ đồng lên hơn 47.325 tỷ đồng. Trước đó, Thủ tướng đã phê duyệt phương án đầu tư bổ sung 7.600 tỷ đồng tại nhà băng này để duy trì tỷ lệ sở hữu của Nhà nước. Hiện tại, cổ đông nhà nước đang chiếm 74,8% vốn.
Như vậy, đây là lần đầu tiên ngân hàng này được phép tiến hành chia cổ tức bằng cổ phiếu kể từ năm 2011. Phần lớn cổ tức các năm đều được chia bằng tiền mặt. Trước đó, Vietcombank từng thông qua phương án tăng vốn điều lệ thông qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức năm 2018 nhưng cũng chưa được thực hiện do "phụ thuộc hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước".
Bản báo cáo nhận định về ngành ngân hàng, của Công ty Chứng khoán MBS cho rằng, nền kinh tế được mở cửa trở lại, kéo theo sự tăng trưởng nhu cầu tín dụng. Do vậy MBS kỳ vọng rằng kết thúc năm 2021, ngành ngân hàng đạt mức dư nợ tín dụng khoảng 13% cả năm, tương đương với các năm trước đó. Mức dư nợ tín dụng 13% trong dự đoán được hỗ trợ mạnh mẽ bởi những phê duyệt mới nhất của NHNN cho gia tăng chỉ tiêu tín dụng ở một số NHTM
Bước sang 2022, hoạt động nâng vốn điều lệ cũng như cải thiện hệ số CAR trong thời gian qua, cùng với sự “bình thường mới” và gói hỗ trợ kinh tế lên tới 800 nghìn tỷ đồng được dự kiến triển khai trong thời gian tiếp theo sẽ giúp nhu cầu sản xuất kinh doanh dần phục hồi và mở rộng, tác động tích cực lên tăng trưởng tín dụng. Do vậy đây sẽ là cơ sở để các nhà băng tiếp tục tăng vốn điều lệ nhằm đáp ứng yêu cầu chuẩn Basel II đồng thời đáp ứng cầu tín dụng khi nền kinh tế phục hồi sau giãn cách…
Tác giả: Hà Phương
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy