Ngân hàng Nhà nước cho rằng, bản chất tiền điện tử được xem là phương tiện thanh toán chứa đựng giá trị tiền tệ lưu trữ trên các thiết bị điện tử
Theo Ngân hàng Nhà nước đánh giá, trong thời gian quan, Nghị định 101 đã có những đóng góp và ảnh hưởng tích cực đối với hoạt động thanh toán trong nền kinh tế, góp phần đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, đảm bảo an toàn, hiệu quả hệ thống tài chính – tiền tệ.
Tuy nhiên, trước bối cảnh và thực tiễn hiện nay, Nghị định 101 đã bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế như cơ chế pháp lý về tiền điện tử chưa đồng bộ; thiếu cơ chế quản lý các giao dịch thanh toán quốc tế; một số điều kiện kinh doanh về hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cần tiếp tục phải chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện.
Ngoài ra, Nghị định 101 cũng chưa có các quy định để quản lý và kiểm soát chặt chẽ việc cung ứng dịch vụ thanh toán thông qua tài khoản thanh toán của khách hàng; chưa có các quy định về hoạt động đại lý thanh toán; chưa có quy định liên quan đến chuyển nhượng cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực trung gian thanh toán.
Với các lý do nêu trên, Ngân hàng Nhà nước cho rằng việc ban hành Nghị định thay thế Nghị định 101 là việc làm cần thiết và kịp thời để giải quyết các vấn đề bất cập đáp ứng nhu cầu thực tiễn và theo kịch xu thế phát triển của nền kinh tế.
Một nội dung mới tại dự thảo đáng được chú ý là việc Ngân hàng Nhà nước đề xuất bổ sung quy định về tiền điện tử, bao gồm khái niệm tiền điện tử; các hình thức thể hiện của tiền điện tử là ví điện tử, thẻ trả trước (Prepaid Card), tiền di động (Mobile Money); đối tượng cung ứng tiền điện tử gồm có ngân hàng, chi nhánh ngân hàng ngước ngoài (thẻ trả trước) và tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (ví điện tử, tiền di động).
Cụ thể dự thảo quy định, tiền điện tử là giá trị tiền tệ lưu trữ trên các phương tiện điện tử được trả trước bởi khách hàng cho ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán để thực hiện giao dịch thanh toán và được đảm bảo giá trị tương ứng tại ngân hàng, bao gồm thẻ trả trước, ví điện tử, tiền dư động.
Về tiền di động được định nghĩa là tiền điện tử do tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán kinh doanh dịch vụ viễn thông phát hành và định danh khách hàng thông qua cơ sở dữ liệu thuê bao di động.
Bên cạnh đó, dự thảo cũng bổ sung thêm dịch vụ tiền di động là dịch vụ trung gian thanh toán để các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán sau khi được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép có thể triển khai dùng tài khoản viễn thông thanh toán các dịch vụ khác có giá trị nhỏ (Mobile Money).
Về cung ứng và phát hành tiền điện tử, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cung ứng và phát hành tiền điện tử dưới dạng thẻ trả trước. Việc cung ứng và phát hành thẻ trả trước thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động thẻ ngân hàng.
Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được cung ứng và phát hành tiền điện tử dưới dạng ví điện tử, tiền di động. Việc cung ứng dịch vụ ví điện tử, tiền di động phải được Ngân hàng Nhà nước cấp phép sau khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện kinh doanh về dịch vụ trung gian thanh toán quy định tại Nghị định này và tuân thủ các văn bản hướng dẫn liên quan đến cung ứng dịch vụ ví điện tử, dịch vụ tiền di động.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy