Mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Tiền Giang gửi tới trước Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV do Ban Dân nguyện chuyển đến theo văn bản số 742/BDN ngày 16/4/2023.
Theo đó, cử tri kiến nghị về việc "chỉ đạo thanh tra toàn bộ hoạt động kinh doanh bảo hiểm của các ngân hàng, trong đó có việc bảo hiểm kèm theo hợp đồng tín dụng để sớm chấn chỉnh các hoạt động này, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, Nhà nước và đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, phát triển bền vững trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm".
Trả lời kiến nghị của cử tri, NHNN cho biết, thời gian qua, NHNN đã liên tục có các văn bản chỉ đạo, cảnh báo, chấn chỉnh các tổ chức tín dụng tuân thủ đúng quy định của pháp luật về hoạt động đại lý bảo hiểm, góp phần đảm bảo quyền lợi chính đáng của khách hàng; đồng thời, tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn ngành để quán triệt các tổ chức tín dụng về hoạt động đại lý bảo hiểm.
Nhà điều hành đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ để phát hiện và xử lý nghiêm kịp thời các hành vi vi phạm trong hoạt động đại lý bảo hiểm, đặc biệt là hành vi gắn việc mua sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc với việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.
Bên cạnh đó, NHNN đã tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm, đại lý bảo hiểm của các tổ chức tín dụng và bổ sung nội dung thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật, chỉ đạo của NHNN đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm, đại lý bảo hiểm trong Kế hoạch thanh tra hằng năm.
NHNN tăng cường thanh tra, giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
Đồng thời, NHNN đã thiết lập đường dây nóng để tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị của người dân và các cơ quan, doanh nghiệp liên quan đến hoạt động đại lý bảo hiểm của tổ chức tín dụng.
Phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính trong quá trình thanh tra các doanh nghiệp bảo hiểm và các tổ chức tín dụng có nhiều phản ánh, kiến nghị liên quan đến hoạt động đại lý bảo hiểm để kịp thời chấn chỉnh, xử lý các hành vi vi phạm quy định của pháp luật.
Thời gian qua, Bộ Tài chính đã thanh tra việc bán bảo hiểm qua ngân hàng đối với 4 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ bị thọ là Prudential, MB Ageas, Sun Life và BIDV Metlife.
Kết quả thanh tra cho thấy việc triển khai bán bảo hiểm qua kênh đại lý là các ngân hàng có nhiều sai phạm, đặc biệt là khâu tư vấn của nhân viên ngân hàng, nhân viên môi giới
Một số hành vi vi phạm điển hình gồm không tư vấn trực tiếp cho khách hàng hoặc không hướng dẫn đầy đủ thủ tục trong quá trình thực hiện quy trình, thủ tục hồ sơ yêu cầu theo quy định của doanh nghiệp; không đảm bảo chất lượng tư vấn về sản phẩm bảo hiểm, dẫn đến khách hàng không hiểu rõ về sản phẩm bảo hiểm;
Cho người khác (đại lý cá nhân khác, nhân viên ngân hàng) sử dụng iPad, mã số đại lý để hướng dẫn khách hàng nhập thông tin và không thực hiện đúng biểu phí bảo hiểm đã được Bộ Tài chính phê chuẩn.
Đây là những sai phạm sẽ được Bộ Tài chính xem xét xử phạt hành chính theo đúng quy định, đảm bảo tính nghiêm minh và tạo sự răn đe đối với các doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường.
Tác giả: Phạm Hồng Nhung
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy