Ngân hàng UOB của Singapore vừa công bố báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu quý II/2023, trong đó có đánh giá triển vọng kinh tế Việt Nam quý II. Theo UOB, từ tháng 9-11/2022, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh một loạt các chính sách điều hành, trước các quyết định tăng lãi suất rất mạnh của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), sự lên giá của đồng USD và áp lực lạm phát.
Đến ngày 16/3, Ngân hàng Nhà nước bất ngờ hạ lãi suất tái chiết khấu ở mức 100 điểm cơ bản xuống 3,5% (từ 4,5%) trong nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, trong bối cảnh bất ổn toàn cầu khi ngành ngân hàng ở Mỹ và châu Âu lún sâu trong cuộc khủng hoảng niềm tin. Ngân hàng Nhà nước cũng giảm 100 điểm cơ bản lãi suất cho vay qua đêm trên thị trường liên ngân hàng xuống 6% và giảm trần lãi suất cho vay đối với các khoản vay ngắn hạn trong một số lĩnh vực từ 5,5% xuống 5%.
Chỉ số giá tiêu dùng Việt Nam qua các năm.
“Chúng tôi dự đoán, Ngân hàng Nhà nước sẽ cắt giảm lãi suất tái cấp vốn 100 điểm cơ bản trong quý II xuống còn 5%. Đây có thể là động thái một lần kèm nhiều đợt cắt giảm lãi suất hơn có thể được thực hiện nếu áp lực lạm phát trong nước giảm bớt”, báo cáo nêu.
Ngân hàng UOB cũng khẳng định, VND nổi bật là một trong những đồng tiền ổn định nhất ở châu Á. Bất chấp những thay đổi lớn trong kỳ vọng tăng lãi suất của FED, lo ngại suy thoái kinh tế toàn cầu và tình trạng rối loạn của hệ thống ngân hàng Mỹ, VND giao dịch trong biên độ hẹp 0,8% quanh mức 23.600/USD.
OUB kỳ vọng USD/VND sẽ nối gót các cặp tỷ giá ngoại hối USD/châu Á khác tiến tới mốc cao hơn là 24.200 trong quý II trước khi giảm xuống 24.000 trong quý III, 23.800 trong quý IV năm nay và 23.600 trong quý I/2024.
Về tổng thể, UOB giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP năm 2023 ở mức 6,6% - khá sát với mức dự báo tăng 6,5% từ Chính phủ. Theo UOB, sau khi ghi nhận mức tăng kỷ lục 13,67% trong quý III/2022, tăng trưởng GDP thực tế của Việt Nam trong quý IV/2022 trở lại mức bình thường là 5,92% so với cùng kỳ. Trong năm 2022, GDP của Việt Nam tăng 8,02% từ mức 2,58% ở năm 2021, đây là kết quả tăng trưởng tốt nhất kể từ năm 1997.
Tuy nhiên, dữ liệu gần đây cũng cho thấy hầu hết các lĩnh vực bên ngoài đều chịu áp lực suy giảm. Xuất khẩu chuyển biến tích cực trong tháng 2 (tăng 11,3%) sau 3 tháng sụt giảm liên tiếp. Tuy nhiên, xét về mặt giá trị, giá trị xuất khẩu bình quân tháng 1 - 2 là 2,6 USD, thấp hơn gần 20% so với mức trung bình là 30,8 USD ở năm 2022, điều này cho thấy tình trạng suy giảm trong xuất khẩu có thể kéo dài trong nhiều tháng tới.
Dự báo của UOB về chỉ số kinh tế Việt Nam.
Theo UOB, những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến tăng trưởng GDP của Việt Nam gồm xung đột Nga - Ukraine và tác động của nó lên giá cả năng lượng, lương thực và hàng hóa; sự thay đổi và gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu; thắt chặt chính sách tiền tệ toàn cầu; các biến động trong lĩnh vực ngân hàng toàn cầu với tác động của nó đối với niềm tin thị trường.
Tác giả: Duy Quang
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy