Người mua cổ phiếu ESOP có thể thu được món hời nếu tỷ lệ bán không pha loãng quá mức
Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình (ABBANK - mã chứng khoán: ABB) vừa ra thông báo về việc phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn dành cho người lao động (ESOP) năm 2021.
Theo đó, ABBANK sẽ phát hành 11.426.277 cổ phiếu ESOP với giá 13.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng 2% vốn điều lệ theo báo cáo tài chính năm 2020 đã được kiểm toán. Số cổ phiếu này sẽ hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán.
Cổ phiếu ESOP thường được giải tỏa trong vòng 1 - 4 năm và bị hạn chế chuyển nhượng. Tuy nhiên, với mức giá bán thấp hơn rất nhiều so với giá trị trường, đây vẫn là món hời đối với người mua
Giải thích về đợt phát hành này, ông Đào Mạnh Kháng, Chủ tịch Hội đồng quản trị ABBANK nói: "Cổ phiếu ESOP vừa là chính sách đãi ngộ cán bộ, nhân viên, ghi nhận kết quả lao động của họ, vừa giúp ngân hàng huy động một lượng tiền thực hiện mục tiêu tăng quy mô vốn, đáp ứng nhu cầu kinh doanh và đảm bảo tuân thủ mức đủ vốn theo quy định.”
Song song, ngân hàng cũng thực hiện đợt chào bán 114.262.271 cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với mức giá 10.000 đồng/cổ phiếu tương đương tỷ lệ phát hành 20% vốn điều lệ.
Sau khi hoàn thành đợt chào bán cho cổ đông hiện hữu và phát hành cổ phiếu ESOP, ngân hàng này tiếp tục triển khai chia cổ phiếu thưởng tỷ lệ 35% từ nguồn vốn chủ sở hữu với số tiền được sử dụng để tăng vốn điều lệ thêm gần 2.440 tỷ đồng. Kết thúc giai đoạn chia cổ phiếu thưởng, tổng số vốn điều lệ ABBANK dự kiến sẽ đạt gần 10.000 tỷ đồng.
Số tiền thu được từ bán cổ phiếu ABBANK sử dụng để đảm bảo nâng cao các chỉ số an toàn vốn, đồng thời, bổ sung quy mô vốn hoạt động, phục vụ cho nhu cầu mở rộng kinh doanh theo kế hoạch chiến lược 5 năm 2021-2025 và triển khai thực hiện những sáng kiến chiến lược, trong đó có việc đầu tư phát triển công nghệ thông tin ứng dụng nền tảng số nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh.
Diễn biến giá cổ phiếu ABB thời gian vừa qua
Tương tự ABBank, ngân hàng Techcombank dự kiến phát hành hơn 6 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ phát hành 0,1714%. Giá phát hành là 10.000 đồng/cổ phiếu.
Hay tại HDBank, ngân hàng dự kiến phát hành 40 triệu cổ phiếu mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu cho cán bộ nhân viên, thời gian thực hiện dự kiến trong năm 2021 và 2022. LienVietPostBank cũng thông qua kế kế hoạch phát hành 35 triệu cổ phiếu theo chương trình ESOP.
Nhiều ngân hàng khác cũng đã sẵn sàng cho kế hoạch phát hành ESOP có thể kể đến như: SeABank, VPBank, OCB, MSB…
Về cơ bản, việc phát hành cổ phiếu ESOP của các doanh nghiệp là nhằm tri ân những đóng góp của của nhân viên. Theo đó, những người được nhận cổ phiếu ESOP sẽ là những lao động làm lâu năm, có đóng góp trong sự phát triển của doanh nghiệp.
Đồng thời, thông qua ESOP, chủ doanh nghiệp mong mốn nhân viên sẽ thay đổi tâm thế làm việc, từ tư cách của người làm thuê sang tư cách của người làm chủ. Khi hiệu quả làm việc của đội ngũ nhân sự công ty nâng lên sẽ tác động trực tiếp đến sự tăng trưởng của công ty trong dài hạn.
Hiện tại, cổ phiếu ESOP thường được giải tỏa trong vòng 1 - 4 năm và bị hạn chế chuyển nhượng. Tuy nhiên, với mức giá bán thấp hơn rất nhiều so với giá trị trường, đây vẫn là món hời đối với người mua.
Năm nay, thị giá cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh, món quà này càng có giá trị. Ví dụ, Techcombank bán 6 triệu cổ phiếu ESOP với giá 10.000 đồng/cổ phiếu, chỉ thu về được 60 tỷ đồng. Trong khi, giá thị trường đang khoảng 50.000 đồng/cổ phiếu, cán bộ nhân viên được mua ESOP đã lập tức lời tổng cộng 240 tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo giới chuyên môn, ESOP cũng có mặt trái.
Thứ nhất, theo chế độ kế toán của nước ngoài thì ESOP được hạch toán như một loại chi phí. Nên khi phát hành ESOP cho cán bộ công nhận viên thì giá trị của phần ESOP này sẽ được trừ thẳng vào lợi nhuận.
Thứ hai, ESOP cũng là một thước đo về tính liêm khiết của ban lãnh đạo. Nếu ban lãnh đạo chiếm tỷ trọng cổ phần biểu quyết quá lớn thì thông qua việc ESOP này sẽ có thể trục lợi cho chính mình bằng chính cách phát hành ESOP với tỷ lệ lớn.
Thứ ba, phát hành cổ phiếu ESOP sẽ dẫn đến trường hợp pha loãng cổ phiếu do đó. Theo đó, cổ đông là những người bị ảnh hưởng đầu tiên bởi việc pha loãng tỷ lệ sở hữu cổ phần trong công ty. Việc tăng thêm số cổ phần lưu hành với mức giá quá rẻ so với thị giá sẽ dẫn đến giá cổ phiếu bị ảnh hưởng tiêu cực khi hết thời gian hạn chế chuyển nhượng.
Tác giả: Thủy Tiên
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy