Trụ sở Ngân hàng Trung ương Nhật Bản tại Thủ đô Tokyo. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 19/3, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đã tiến hành một cuộc cải tổ chính sách sâu rộng, trong đó đáng chú ý là quyết định hủy bỏ chính sách lãi suất âm và lần đầu tiên tăng lãi suất cho vay kể từ năm 2007.
Sau cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày, BoJ đã quyết định nâng lãi suất cho vay qua đêm ở mức 0-0,1%, tăng một chút so với âm 0,1-0%, chấm dứt chính sách nới lỏng tiền tệ mạnh mẽ được ngân hàng áp dụng từ năm 2016 nhằm thúc đẩy cho vay.
Với động thái này, BoJ trở thành cơ quan tiền tệ lớn cuối cùng trên thế giới từ bỏ chính sách lãi suất âm.
Trong số các công cụ chính sách khác, BoJ cũng đã quyết định chấm dứt kiểm soát đường cong lợi suất, một chính sách được đưa ra vào tháng 9/2016, theo đó họ mua số lượng lớn trái phiếu chính phủ Nhật Bản để giữ lợi suất ngắn hạn gần mục tiêu âm 0,1% và lợi suất dài hạn quanh mức 0.
Những giao dịch mua này đã khiến BoJ nắm giữ hơn một nửa tổng số trái phiếu chính phủ đang lưu hành, không bao gồm các tín phiếu chiết khấu kho bạc ngắn hạn.
Tuy nhiên, BoJ sẽ tiếp tục mua một số trái phiếu chính phủ để giữ cho lợi suất trái phiếu không tăng đột biến, song sẽ loại bỏ khuôn khổ giảm lãi suất theo xu hướng thị trường hiện hành.
Ngân hàng sẽ loại bỏ giới hạn tham chiếu 1% đối với lợi suất 10 năm, cho phép ngân hàng tự do di chuyển dựa trên các điều kiện thị trường.
BoJ cũng ngừng mua các quỹ giao dịch chứng khoán Nhật Bản (ETF) và quỹ tín thác đầu tư bất động sản.
Việc mua tài sản rủi ro cũng sẽ bị hạn chế. Ngân hàng này sẽ không còn mua các quỹ giao dịch trao đổi (ETF) và quỹ tín thác đầu tư bất động sản Nhật Bản (J-REITs).
Các động thái này dự kiến sẽ hồi sinh thị trường trái phiếu và tiền tệ khi cho phép các thị trường này hoạt động tự do hơn.
BoJ đang đặt cược rằng nền kinh tế lớn thứ hai châu Á hiện tăng trưởng trở lại sau thời kỳ giảm phát kéo dài và cuối cùng đang trên đường đạt tới mức tăng trưởng tự duy trì.
Các chính sách của BoJ trước đó trái ngược với các ngân hàng trung ương khác, vốn đã tăng lãi suất mạnh trong hai năm qua để chống lạm phát do đại dịch COVID-19, các cuộc xung đột trên thế giới và các vấn đề về chuỗi cung ứng.
Chính sách tiền tệ cực kỳ nới lỏng của BoJ đã khiến đồng yen trượt giá nhanh chóng, gây ảnh hưởng nặng nề đến các hộ gia đình, khiến nước này chịu áp lực ngày càng tăng trong việc thực hiện các bước nhằm giảm thiểu lạm phát.
Trước cuộc họp chính sách mới nhất, các thành viên hội đồng BoJ có vẻ tự tin hơn về khả năng đưa lạm phát về mức mục tiêu 2%, được hỗ trợ bởi tăng trưởng tiền lương.
Đồng tiền mệnh giá 10.000 yen Nhật Bản. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Với mục tiêu lạm phát ổn định ở mức 2% hoặc cao hơn hoàn toàn khả thi, BoJ đã tiến tới hướng dẫn lãi suất cao hơn, đánh dấu một sự khởi đầu lớn từ việc nới lỏng tiền tệ mạnh mẽ đã bắt đầu khoảng một thập kỷ trước và báo hiệu sự bắt đầu bình thường hóa chính sách.
Thông tin sơ bộ về mức tăng lương trung bình 5,28% mà các công ty lớn của Nhật Bản đưa ra trong các cuộc đàm phán quản lý lao động năm nay rõ ràng đã làm tăng hy vọng về một chu kỳ tăng lương và giá cả hợp lý. Tốc độ tăng lương được đánh giá là cao nhất trong vòng 33 năm.
Tuy nhiên, Thống đốc BoJ Kazuo Ueda hạ thấp kỳ vọng rằng Ngân hàng Trung ương sẽ tăng lãi suất nhanh chóng, đồng thời cho biết các điều kiện tài chính sẽ vẫn phù hợp.
Bất chấp việc lãi suất âm sẽ được loại bỏ, đồng yen vẫn yếu so với đồng USD, một phần do khoảng cách về chính sách tiền tệ giữa Nhật Bản và Mỹ vẫn còn lớn.
Sau quyết định này, giá đồng USD đã tăng nhẹ, lên mức gần 150 yen đổi được 1 USD, sau khi giao dịch ở mức thấp hơn vào sáng 19/3 là trong khoảng 149 yen đổi được 1 USD.
Theo các chuyên gia, có một điều rất rõ ràng là các cài đặt mới đối với chính sách sẽ vẫn mang tính thích ứng.
Trong một cuộc khảo sát mới đây của hãng tin Bloomberg, có một nửa số người được hỏi dự báo tốc độ tăng lãi suất của Nhật Bản là một hoặc hai lần một năm, trong khi 51% còn lại cho rằng rất khó để biết trước.
Mari Iwashita, nhà kinh tế thị trường trưởng tại Daiwa Securities, dự đoán: “Ngay cả khi họ có thể tăng lãi suất một lần nữa, thì việc đó có thể sẽ sớm nhất là vào mùa Thu."./.
Tác giả: Nguyễn Tuyến
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy