Ngân hàng trung ương Thái Lan duy trì triển vọng về lượng khách nước ngoài đến Thái Lan trong năm nay là 5,6 triệu lượt. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngân hàng trung ương Thái Lan (BoT) đã tăng mạnh dự báo tỷ lệ lạm phát của nước này trong năm nay từ 1,7% lên mức 4,9% do giá năng lượng và thực phẩm tăng trước cú sốc nguồn cung từ xung đột Nga-Ukraine.
Thư ký Ủy ban Chính sách Tiền tệ của BoT (MPC) Piti Disyatat cho biết ngân hàng trung ương đánh giá tỷ lệ lạm phát toàn phần sẽ đạt 1,7% trong năm 2023, tăng nhẹ so với ước tính trước đó là 1,4%.
BoT cũng cắt giảm dự báo tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Thái Lan trong năm 2022 từ 3,4% xuống 3,2% và cắt giảm dự báo năm 2023 từ 4,7% xuống 4,4%. Trong cuộc họp ngày 30/3, MPC đã quyết định duy trì lãi suất cơ bản ở mức hiện tại là 0,5%.
Ông Piti nhận xét lạm phát sẽ vượt 5% trong quý 2 và quý 3 năm nay, chủ yếu do giá năng lượng tăng và tác động của giá thực phẩm. Tuy nhiên, lạm phát được dự báo sẽ giảm và quay trở lại phạm vi mục tiêu vào năm 2023, một phần do đánh giá rằng sự gia tăng giá năng lượng sẽ không kéo dài.
Rủi ro tăng đối với lạm phát vẫn còn, chủ yếu đến từ giá dầu cao hơn dự kiến và chi phí chuyển từ nhà sản xuất sang người tiêu dùng. MPC tin rằng sự gia tăng lạm phát chủ yếu là do các yếu tố thúc đẩy chi phí.
Triển vọng ngắn hạn trong một năm tới tỷ lệ lạm phát sẽ tiếp tục tăng, nhưng sẽ giảm trong trung và dài hạn trong 3-5 năm tới.
Theo ông Piti, nền kinh tế Thái Lan không ở trong tình trạng lạm phát đình trệ vì vẫn đang tăng dần lên và vẫn trong triển vọng phục hồi. Tỷ lệ lạm phát cao hơn dự kiến chỉ trong ngắn hạn. Ngân hàng trung ương định nghĩa lạm phát đình trệ là sự suy giảm kinh tế và xu hướng tăng tỷ lệ lạm phát trong dài hạn.
MPC dự báo tăng trưởng GDP của Thái Lan là 3,2% trong năm nay và 4,4% trong năm 2023 dựa trên việc cải thiện nhu cầu trong nước và du lịch. Tác động của đợt bùng phát biến thể Omicron đối với các hoạt động kinh tế dự kiến sẽ được kiềm chế hơn so với những đợt trước. Ủy ban cho biết các biện pháp trừng phạt đối với Nga đã đẩy chi phí hàng hóa lên cao hơn, nhưng sẽ không làm chệch hướng con đường phục hồi tổng thể.
Tuy nhiên, rủi ro sụt giảm đối với tăng trưởng vẫn còn, bao gồm tình trạng thiếu nguyên liệu thô kéo dài trong một số ngành nhất định và tác động của giá cả cao hơn đối với chi phí sinh hoạt của các hộ gia đình và chi phí sản xuất đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các nhóm dễ bị tổn thương.
Ngân hàng trung ương Thái Lan duy trì triển vọng về lượng khách nước ngoài trong năm nay là 5,6 triệu lượt, trong đó khách Nga và Ukraine dự kiến là 400.000 lượt./.
Tác giả: Ngọc Quang
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy