Theo đó, MB đã có được sự đồng ý về chủ trương phương án chuyển giao bắt buộc một tổ chức tín dụng (TCTD) là một ngân hàng thương mại. Ngân hàng nà đang xây dựng phương án chuyển giao bắt buộc theo đúng quy đình.
Theo ông Lưu Trung Thái - Tổng giám đốc MB - việc nhận chuyển giao bắt buộc một TCTD phù hợp với chủ trương của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước nhằm tái cơ cấu các ngân hàng thương mại yếu kém, lành mạnh hóa hoạt động ngành ngân hàng theo hướng an toàn bền vững… Đồng thời, đây là cơ hội để tăng trưởng quy mô cao hơn mức tăng trưởng bình quân thị trường khoảng 1,5-2 lần trong dài hạn, cải thiện thứ hạng cạnh tranh và có nhiều không gian tăng trưởng mới.
Sau khi MB nhận chuyển giao bắt buộc thì MB chủ sở hữu 100% vốn điều lệ của TCTD được chuyển giao bắt buộc. TCTD được chuyển giao bắt buộc là pháp nhân độc lập với MB.
Theo đó, MB được áp dụng một số quyền và lợi ích theo quy định của pháp luật như: MB không phải thực hiện hợp nhất báo cáo tài chính của TCTD được chuyển giao bắt buộc; MB được loại trừ TCTD được chuyển giao bắt buộc khi tính tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất; khoản góp vốn vào TCTD được chuyển giao bắt buộc không phải thực hiện trích lập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư và được loại trừ khi tính giới hạn góp vốn, mua cổ phần của MB; MB và TCTD được chuyển giao bắt buộc được áp dụng các biện pháp hỗ trợ theo phương án chuyển giao bắt buộc được phê duyệt.
ĐHCĐ cũng đã thông qua chủ trương, tại thời điểm tiếp nhận chuyển giao bắt buộc TCTD có quy mô hoạt động không cao hơn 10% so với quy mô tương ứng, vốn điều lệ đăng ký không quá 5.000 tỷ đồng, giá trị thực vốn điều lệ và các quỹ dữ trự dự kiến âm không quá 20.000 tỷ đồng. Sau khi tiếp nhận chuyển giao bắt buộc và hoạt động dưới dạng ngân hàng TNHH 1 thành viên do MB sở hữu thì MB được góp vốn 5.000 tỷ đồng vào TCTD chuyển giao theo lộ trình.
Được biết, trong hệ thống ngân hàng hiện có những ngân hàng yếu kém, thuộc diện kiểm soát đặc biệt và bắt buộc tái cơ cấu theo yêu cầu của cơ quan quản lý. Trong đó có 3 ngân hàng yếu kém được nhà nước mua lại 0 đồng và hiện sở hữu 100% là Ngân hàng Đại Dương - OeanBank, Ngân hàng Dầu Khí Toàn Cầu - GPBank và Ngân hàng Xây Dựng - CBbank.
Đến nay, sau 7-8 năm được mua lại, tình hình hoạt động của các ngân hàng vẫn còn nhiều khó khăn và lộ trình tái cơ cấu dù kéo dài nhưng chưa có đột phá về kết quả. Với chủ trương chuyển giao bắt buộc cho các tín dụng có tiềm lực mạnh tiếp nhận, hỗ trợ phát triển hy vọng là phương án tạo ra đột phá cho lộ trình tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém ở Việt Nam.
Trước vấn đề này, nhiều cổ đông lo lắng về khó khăn chưa thể lường hết khi nhận chuyển giao và nêu trường hợp các ngân hàng đã thự hiện sáp nhập ngân hàng yếu kém trước đây sau nhiều năm vẫn chưa khắc phục hết khó khăn.
Trả lời vấn đề này, ông Lưu Trung Thái cho biết, MB được lựa chọn vì được đánh giá khả năng tốt. Và chúng ta có khả năng thực hiện nhiệm vụ này. Bên cạnh đó, dự án này cũng là tự nguyện của MB. Hàng năm, nhu cầu tăng MB lớn hơn khả năng đang được NHNN cho phép. Hiện MB hàng năm tăng 20-25% nhưng ta có thể tăng 30-35% mà vẫn an toàn. Với việc nhận chuyển giao bắt buộc, MB sẽ được nhận ưu tiên mở rộng không gian tăng trưởng.
Cũng tại Đại hội cổ đông năm 2022, MB dự kiến tổng tài sản tăng 15% lên 700.000 tỷ đồng; vốn điều lệ tăng 24% lên 46.882 tỷ đồng. MB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 20.300 tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2021. Trong trường hợp kinh tế vĩ mô diễn biến khó khăn, ngân hàng này dự kiến lợi nhuận đạt 19.000 tỷ đồng, tăng 15%.
Với mục tiêu lợi nhuận này, MB đã bước vào nhóm các ngân hàng có lợi nhuận 1 tỷ USD. Vietcombank là ngân hàng đầu tiên đạt ngưỡng lợi nhuận tỷ USD. Trong hai năm 2019 và 2020, Vietcombank đều thu lời trên ngưỡng này.
Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) của tỷ phú Hồ Hùng Anh công bố lợi nhuận trước thuế 2021 đạt gần 23,3 nghìn tỷ đồng (khoảng 1 tỷ USD), tăng 47% so với năm 2020. Đây cũng là ngân hàng tư nhân đầu tiên của Việt Nam cán mốc lợi nhuận trước thuế 1 tỷ USD.
VPBank cũng đã ghi nhận lợi nhuận tỷ USD lần đầu trong năm 2021 và lập kỷ lục mới của ngành ngân hàng, vượt qua cả Vietcombank và Techcombank. Theo đó, VPBank ghi báo cáo lợi nhuận trước thuế riêng lẻ cả năm 2021 đạt tới gần 38 nghìn tỷ đồng, cao gấp 4 lần năm trước đó nhờ thương vụ bán 50% vốn tại FE Credit.
Cũng tại Đại hội cổ đông, MB thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 37.783 tỷ đồng lên 46.882 tỷ đồng, tức tăng thêm gần 9.100 tỷ.
Cụ thể, Ngân hàng sẽ tiếp tục triển khai phương án tăng vốn điều lệ thêm 892,4 tỷ đồng đã được ĐHĐCĐ thông qua năm 2021. Trong đó, sẽ phát hành cổ phiếu riêng lẻ 70 triệu cổ phần cho Viettel, phát hành 19,24 triệu cổ phiếu ESOP.
MB cũng sẽ triển khai phương án tăng vốn điều lệ mới năm 2022. Theo đó, MB tăng vốn điều lệ thêm 7.556 tỷ đồng thông qua phát hành 755,6 triệu cổ phiếu để trả cổ tức, tương đương tỷ lệ 20%.
Tiếp theo, Ngân hàng sẽ chào bán cổ phiếu riêng lẻ mới thêm dự kiến 65 triệu cp. Giá chào bán thỏa thuận, không thấp hơn giá trị sổ sách. Thời gian thực hiện chào bán là trong năm 2022 và 2023.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy