Ảnh minh họa
Với việc thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ, Chỉ thị của Bộ Công Thương, nguồn cung hàng hóa đã và đang được các địa phương chuẩn bị chu đáo cùng với kế hoạch triển khai nhiều chương trình phục vụ Tết, các chương trình xúc tiến thương mại dịp cuối năm của các doanh nghiệp, hàng hóa phục vụ Tết sẽ đáp ứng tốt nhu cầu, thị hiếu ngày càng cao của người dân Việt Nam.
Trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý, với các yếu tố tích cực từ nền kinh tế cả nước đang khởi sắc, cùng với thu nhập từ lương, thưởng Tết tăng, có thể nhận định sức mua trên thị trường sẽ tăng khá (dự kiến sức mua sẽ tăng khoảng 10-12% so với cùng kỳ năm trước, tăng khoảng 15-20% so với các tháng thông thường trong năm).
Theo báo cáo của các địa phương, tổng giá trị lượng hàng dự trữ phục vụ Tết của các doanh nghiệp ước tăng khoảng 20-25% so với các tháng thường trong năm; lượng hàng dự trữ của các doanh nghiệp tham gia Chương trình bình ổn tăng khoảng 10% so với năm trước. Các mặt hàng dự trữ tập trung chủ yếu vào một số mặt hàng thiết yếu như: gạo, thịt gia cầm, trứng gia cầm, đường, dầu ăn, thực phẩm chế biến, bánh, mứt, kẹo, rượu, bia, nước giải khát, xăng dầu... Năm nay, các doanh nghiệp tiếp tục chú trọng cải thiện mẫu mã, chất lượng, an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm hàng hóa phục vụ Tết. Hàng Việt Nam, nhất là bánh mứt kẹo, thực phẩm chế biến ngày càng chiếm tỉ trọng cao trong hàng hóa phục vụ Tết và chiếm chủ yếu trong danh mục hàng bình ổn thị trường của các doanh nghiệp tham gia Chương trình bình ổn tại các địa phương.
Các địa phương cũng chỉ đạo các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường tổ chức các điểm bán hàng Tết, các Hội chợ, phiên chợ Tết, với các chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, các chuyến hàng lưu động về khu công nghiệp, khu chế xuất... Các hàng hóa đưa vào chương trình được các doanh nghiệp lựa chọn đều là hàng Việt Nam, chủ yếu là các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu trong dịp Tết như bánh, mứt, kẹo, gia vị, dầu ăn... Các đợt bán hàng lưu động cũng như các chương trình phiên chợ hàng Việt, phiên chợ Tết đều được các doanh nghiệp cũng như người dân địa phương hưởng ứng tích cực và mang lại hiệu quả cao trong việc góp phần bảo đảm nhu cầu thiết yếu của người dân trên khắp mọi miền của Tổ quốc.
Bình ổn thị trường đối với mặt hàng thịt lợn
Trước tình hình dịch tả lợn Châu Phi ảnh hưởng lớn tới nguồn cung thịt lợn trong nước, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều hoạt động để bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường mặt hàng thịt lợn trước tình hình giá thịt lợn liên tục tăng cao. Do vậy, theo chỉ đạo và cam kết với Bộ Công Thương, hệ thống siêu thị Big C và GO đã thông báo sẽ bán thịt lợn với giá vốn (không lợi nhuận) từ ngày 28/12/2019 đến hết Tết Nguyên đán 2020 nhằm đồng hành cùng Chính phủ bình ổn thị trường mặt hàng thịt lợn; Hệ thống siêu thị Saigon Co.op cũng đã có dự kiến tăng nguồn cung thịt lợn ra thị trường vào dịp Tết với lượng tăng 30-40% so với hiện nay, đồng thời tham gia và thực hiện cam kết bán theo mức giá bình ổn thị trường tại các địa phương.
Tiếp sau đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công Thương đã có sự chỉ đạo quyết liệt về việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ găm hàng (nếu có) cùng với chỉ đạo của Chính phủ yêu cầu các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và Ngân hàng nhà nước khẩn trương chỉ đạo, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhập khẩu thịt lợn để bù đắp nguồn cung thiếu hụt cho thị trường trong nước (trước mắt tập trung nhập khẩu 100 nghìn tấn trong Quý I/2020). Từ ngày 28/12/2019 đến nay, giá thịt lợn ngoài thị trường đã bắt đầu chững lại và có xu hướng giảm khoảng 10.000-20.000 đồng/kg tùy loại và tùy địa phương.
Tại các địa phương như Vĩnh Long, Cần Thơ, Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh… Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố chủ trương vận động một số doanh nghiệp phân phối tại địa phương đưa mặt hàng thực phẩm tươi sống (trong đó có mặt hàng thịt lợn) vào diện bình ổn thị trường. Theo đó, UBND tỉnh/thành phố yêu cầu Sở Tài chính, Sở Công Thương hỗ trợ và chỉ đạo các doanh nghiệp tham gia bình ổn thị trường hạn chế điều chỉnh tăng giá trong dịp Tết (trong trường hợp thị trường có biến động lớn cần điều chỉnh giá, mức điều chỉnh tăng không quá 10%/lần). Việc này đã giúp bình ổn thị trường mặt hàng thịt lợn nói riêng và góp phần bình ổn các mặt hàng thực phẩm thiết yếu nói chung do thịt lợn là mặt hàng có nhu cầu khá lớn dịp cuối năm và lễ Tết.
Trong thời gian tới, Bộ Công Thương tiếp tục chỉ đạo Sở Công Thương theo dõi sát giá cả, biến động cung cầu, tập trung nguồn lực nhằm bình ổn thị trường mặt hàng thịt lợn, chỉ đạo các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp tham gia chương trình Bình ổn thị trường có kế hoạch bảo đảm nguồn cung và giữ giá mặt hàng thịt lợn ổn định dịp trước trong và sau Tết.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy