Ngành dệt may: Triển vọng cuối năm
13/08/2014 09:57:53
Theo quan sát của Công ty Chứng khoán VDSC, từ tháng 9 trở đi, bên cạnh việc đón đầu kết quả kinh doanh quý III, dòng tiền trên thị trường thường tìm đến những ngành có chu kỳ kinh doanh rơi vào dịp cuối năm để tìm bàn đạp cho chu kỳ tăng trưởng mới. Trong đó, dệt may đang là ngành được nhiều giới phân tích cho rằng cũng là một ngành đáng lưu tâm.
 

Theo quan sát của Công ty Chứng khoán VDSC, từ tháng 9 trở đi, bên cạnh việc đón đầu kết quả kinh doanh quý III, dòng tiền trên thị trường thường tìm đến những ngành có chu kỳ kinh doanh rơi vào dịp cuối năm để tìm bàn đạp cho chu kỳ tăng trưởng mới. Trong đó, dệt may đang là ngành được nhiều giới phân tích cho rằng cũng là một ngành đáng lưu tâm.

 
Dệt may đang là ngành được nhiều giới phân tích cho rằng đáng lưu tâm. Nguồn: internet

Theo Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm tăng 19,4% so với cùng kỳ năm 2013, đạt gần 11,5 tỷ USD. Nếu chỉ tính riêng tháng 7, dệt may đã vượt qua điện thoại và linh kiện để trở thành nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, chiếm gần 17% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước (12,4 tỷ USD).
 
Trong những tháng cuối năm 2014, khi nhu cầu mua sắm phục vụ các dịp lễ ở các thị trường các nước tăng lên, cơ hội để các doanh nghiệp dệt may tiếp tục bứt phá là khá lớn.
 
Qua trao đổi với các chuyên viên nghiên cứu ngành, hiện nay một số doanh nghiệp (DN) dệt may niêm yết như TCM hay GMC đã có đủ đơn hàng để sản xuất đến hết năm 2014. GMC thậm chí đã có kế hoạch sản xuất cho đến tháng 5/2015 đồng thời thành lập một công ty con ở Mỹ để tiếp nhận đơn hàng.
 
Ngoài ra, từ nay đến cuối năm, các DN dệt may Việt Nam sẽ còn hưởng lợi từ việc giá các nguyên liệu đầu vào như bông, sợi, vải trên thế giới tiếp tục đi xuống. So với thời điểm đầu năm, giá bông kỳ hạn giao tháng 12/2014 trên thị trường Mỹ đã giảm 24%; giá trên thị trường Ấn Độ, Trung Quốc cũng đã giảm sâu.
 
Giá bông giảm sẽ có tác động nhanh chóng đến biên lợi nhuận của các doanh nghiệp có dây chuyền kéo sợi và dệt vải như TCM, DHM. Khi giá các nguyên liệu khác trong chuỗi sản xuất như sợi, vải được kéo giảm, các doanh nghiệp ngành may như TNG, GMC, GIL, NPS sẽ bắt đầu được hưởng lợi.
 
Quý III thường là vụ thấp điểm của một số nhóm sản phẩm hàng tiêu dùng, trong đó có dệt may. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng cơ hội bứt phá dành các DN dệt may trong những tháng cuối năm vẫn còn nhiều.
 
Do đó, chính giai đoạn thấp điểm này là cơ hội để nhà đầu chọn lọc được cổ phiếu có kết quả kinh doanh tổng thể trong năm tích cực và có tiềm năng tăng trưởng trong tương lai với mức giá hợp lý.

Theo doanhnhansaigon.vn

 

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến