Ngành công nghiệp điện mặt trời của châu Âu lo ngại rằng việc hạn chế nguồn cung từ Trung Quốc có thể dẫn đến sự sụt giảm tạm thời tốc độ triển khai và số lượng dự án lắp đặt hệ thống điện mặt trời trong khu vực. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 2/10, Hiệp hội Ngành Năng lượng Mặt trời châu Âu (SolarPower Europe) cảnh báo rằng việc các nhà hoạch định chính sách của Liên minh châu Âu (EU) áp thuế nhập khẩu đối với thiết bị sản xuất điện mặt trời sẽ gây thiệt hại tất cả các bên.
Hiệp hội này lo ngại khả năng gián đoạn nguồn cung từ Trung Quốc có thể hủy hoại nghiêm trọng năng lực của châu Âu trong quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch.
SolarPower Europe cho rằng thay vì áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu thiết bị, EU cần đưa ra các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các nhà sản xuất của khối phát triển lĩnh vực này.
Ông Gunter Erfurt, thành viên Ban Giám đốc của SolarPower Europe, nhấn mạnh thuế quan không phải là giải pháp tốt để tháo gỡ những thách thức hiện này trong ngành năng lượng mặt trời của châu Âu.
Thay vào đó, ông Erfurt cho rằng cần có các chính sách để khuyến khích và thúc đẩy các nước trong khu vực lắp đặt thiết bị và hệ thống điện mặt trời có nguồn gốc châu Âu.
Nhờ đó, việc triển khai các dự án trong lĩnh vực này tại châu Âu sẽ không bị gián đoạn hoặc đình trệ, đồng thời vẫn có thể duy trì lộ trình sản xuất năng lượng điện mặt trời trong khối một cách ổn định và bền vững.
SolarPower Europe đưa ra cảnh báo trên trong bối cảnh Ủy ban châu Âu (EC) cũng như chính phủ các nước trong EU đang cân nhắc siết chặt quy định về nhập khẩu thiết bị khi "lục địa già" đang tìm cách mở rộng sản xuất công nghệ sạch ở châu Âu và giảm phụ thuộc vào Trung Quốc đối với những thiết bị cần thiết cho quá trình chuyển đổi xanh.
Các nhà sản xuất ở châu Âu đã phàn nàn về tình trạng các mô-đun điện mặt trời giá rẻ nhập khẩu từ Trung Quốc tràn ngập thị trường, khiến các nhà sản xuất châu Âu phải giảm giá bán các thiết bị này trên thị trường châu Âu cũng như thị trường toàn cầu.
Ngành công nghiệp điện mặt trời của châu Âu lo ngại rằng việc hạn chế nguồn cung từ Trung Quốc có thể dẫn đến sự sụt giảm tạm thời tốc độ triển khai và số lượng dự án lắp đặt hệ thống điện mặt trời trong khu vực.
Trước đây, tình trạng như vậy đã xảy ra trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2018 khi EU áp đặt các biện pháp hạn chế đối với các tấm pin mặt trời và tế bào quang điện nhập khẩu từ Trung Quốc.
Trong tháng này, Ủy ban châu Âu đã triển khai một cuộc điều tra có thể dẫn đến khả năng sẽ áp đặt các biện pháp thuế quan nhằm bảo vệ các nhà sản xuất xe điện của EU trước xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc có mức giá bán thấp hơn trên thị trường EU.
Trong khi đó, Đức đang xem xét các biện pháp, bao gồm các biện pháp bảo hộ thương mại, để bảo vệ các nhà sản xuất năng lượng mặt trời ở nước này, trong bối cảnh giá bán các thiết bị sản xuất điện mặt trời của Đức đã sụt giảm trên thị trường toàn cầu./.
Tác giả: Nguyễn Hà
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Máy phát điện công nghiệp https://www.mayphatdiencongnghiep.info/
- điều hòa trung tâm daikin
- Dịch vụ làm giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế uy tín
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy