Máy bay của hãng hàng không American Airlines tại sân bay quốc tế Miami, Florida, Mỹ ngày 3/3 vừa qua. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ba năm sau khi đại dịch COVID-19 lan rộng khiến hàng nghìn máy bay phải “đắp chiếu”, nhu cầu đi lại bằng đường không đang bùng nổ trở lại, nhờ quyết định dỡ bỏ chính sách “Không COVID” của Trung Quốc.
Trong một báo cáo ngày 16/1, công ty cho thuê máy bay lớn thứ hai thế giới, Avolon thuộc sở hữu của Trung Quốc, dự đoán lưu lượng di chuyển hàng không toàn cầu sẽ trở lại mức trước đại dịch vào tháng 6/2023, sớm hơn nhiều tháng so với hầu hết dự đoán trong ngành.
Avolon cho biết sau khi lưu lượng hành khách phục hồi 70% vào năm ngoái nhờ sự mở cửa trở lại của châu Âu và Bắc Mỹ, châu Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng vào năm 2023, nhờ việc mở cửa trở lại gần đây ở Trung Quốc.
Cố vấn hàng không Bertrand Grabowski cho hay các hãng hàng không đang tăng tần suất chuyến bay đến Trung Quốc. Tuy nhiên, ông Rob Morris, người đứng đầu bộ phận tư vấn toàn cầu tại Ascend by Cirium, cho rằng vẫn cần thận trọng và niềm tin của hành khách sẽ là một điều quan trọng.
Số liệu cho thấy người Trung Quốc đang tiếp tục đi du lịch trước Tết Nguyên đán, bất chấp những lo ngại về nguy cơ lây nhiễm, với lưu lượng hành khách tăng lên 63% mức của năm 2019 khi mùa du lịch hàng năm bắt đầu.
Hiện nay, mối lo ngại lớn nhất của ngành hàng không là có đủ máy bay thân hẹp, loại máy bay được sử dụng rộng rãi nhất, để đáp ứng nhu cầu khi chuỗi cung ứng gặp khó khăn làm trì hoãn việc giao máy bay mới.
Bên cạnh đó, tình trạng tắc nghẽn nghiêm trọng trong các nhà máy bảo trì, sửa chữa và vận hành (MRO) cũng cản trở nỗ lực duy trì hoạt động thường xuyên của các máy bay.
Tuy nhiên, nhiều Giám đốc điều hành hãng hàng không thừa nhận tình trạng thiếu hụt đã cho phép họ giữ giá vé máy bay cao hơn để giúp bổ sung bảng cân đối kế toán, giảm bớt lo ngại về suy thoái kinh tế.
Marjan Riggi, Giám đốc điều hành cấp cao của Cơ quan xếp hạng trái phiếu Kroll, nhận định tâm lý nói chung vẫn là lạc quan thận trọng trước sự mở cửa của Trung Quốc, thị trường hàng không lớn thứ hai thế giới.
Ngoài ra, những lo ngại về kinh tế vĩ mô cũng ảnh hưởng đến ngành hàng không. Lạm phát đang đẩy giá phụ tùng máy bay lên cao, đồng thời đặt ra nghi ngờ về khả năng phục hồi của nhu cầu đi lại.
Với lãi suất cao hơn, các công ty cho thuê phải trả nhiều tiền hơn đáng kể để trả các khoản nợ lớn từ sự tăng trưởng mạnh đơn đặt hàng máy bay trong nhiều năm.
Tất cả các hãng hàng không đều phải đối mặt với biến động của giá dầu và những hãng ở hầu hết các thị trường mới nổi đối mặt với sự gia tăng mạnh về chi phí thuê máy bay và nhiên liệu.
Tất cả những thách thức diễn ra giữa bối cảnh ngành hàng không đang tìm cách thực hiện cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050./.
Tác giả: Trà My/ Theo Reuters
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy