Tiêu chuẩn này khiến ngành xuất khẩu 44 tỷ USD trong năm 2022 đối mặt nhiều nỗi lo.
Theo báo cáo “Tổng quan thị trường dệt may Việt Nam 2017-2022” do STS Group vừa công bố, giá trị thị trường dệt may toàn cầu đạt 573,22 tỷ USD năm 2022. Trong đó, Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Bangladesh, Thổ Nhĩ Kỳ là các quốc giá xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới với tỷ trọng chiếm hơn 55% giá trị xuất khẩu dệt may thế giới.
Đối với Việt Nam, dự báo, giá trị xuất khẩu hàng dệt may trong nước năm 2023 sẽ đạt 45-47 tỷ USD (tăng 7-11% so với cùng kỳ). Còn thị trường dệt may toàn cầu năm 2023 đạt giá trị 610,91 tỷ USD, tăng trưởng hàng năm là 6,6%.
Tăng trưởng ấn tượng là vậy, nhưng ngành dệt may đang là ngành ô nhiễm thứ hai thế giới. Trung bình, ngành dệt may thải ra hơn 90 triệu tấn rác thải/năm, theo báo cáo.
Thị phần xuất khẩu dệt may của các quốc gia và vùng lãnh thổ. (Nguồn: STS Group, Technavio)
Thông tin tại Triển lãm Quốc tế vải cao cấp - Texfuture Việt Nam 2023 đang diễn ra ở tại TP.HCM, ông Nguyễn Hữu Nam, Phó Giám đốc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI chi nhánh TP.HCM), cho biết, ngành dệt may đạt kim ngạch xuất khẩu 44 tỷ USD năm 2022, thu hút hơn 2,5 triệu lao động. Đây là ngành đóng góp lớn vào kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội.
Tuy nhiên, lĩnh vực này đang đối mặt với vấn đề liên quan tới phát triển bền vững. Các quốc gia nhập khẩu hàng trên thế giới dần yêu cầu sản phẩm Việt Nam đáp ứng trách nhiệm xã hội, sản xuất thân thiện môi trường, sử dụng nguồn năng lượng, tài nguyên thiên nhiên thấp nhất.
Bà Nguyễn Thanh Ngân, Phó Trưởng ban Đầu tư và phát triển (Tập đoàn Dệt may Việt Nam), dẫn chứng số liệu, ngành dệt may toàn cầu đang tiêu thụ tới 79 tỷ m3 nước/năm; sản xuất mỗi chiếc áo T-shirt cần 2.700 lít nước, tương đương sức uống của người bình thường trong 2,5 năm.
Không dừng ở đó, dệt may sử dụng nhiều màu sắc, hóa chất nhuộm; khi giặt đồ, vi nhựa từ xơ sợi tổng hợp cũng theo dòng nước trôi ra ngoài, gây ô nhiễm môi trường.
Bà nêu trường hợp, 1m vải sản xuất ở Việt Nam thải 2kg khí nhà kính, trong khi nước bạn chỉ thải 1,5kg thì phạm vi khách hàng của chúng ta bị hẹp lại. Nếu để các thị trường nhập khẩu chính như Mỹ, EU quay lưng, sẽ là vấn đề lớn. Lĩnh vực dệt may trong nước đang chịu áp lực lớn từ người tiêu dùng.
Dệt may là ngành gây ô nhiễm thứ hai thế giới. (Ảnh minh họa: Hoàng Hà)
Còn theo đại diện STS Group, sự ô nhiễm của ngành hàng tỷ USD lại khiến việc biến rác thải trở thành sản phẩm dệt may là thị trường tiềm năng những năm gần đây.
Ước tính, thị trường dệt may tái chế đã tới đạt 6,9 tỷ USD trong năm 2022; dự kiến đạt 9,4 tỷ USD đến năm 2027, tăng trưởng 6,4%/năm trong giai đoạn 2022–2027. Trong đó, khu vực châu Á - Thái Bình Dương đóng góp lớn vào sự tăng trưởng thị trường chung.
“Không phải chỉ là yếu tố giá cả hay chất lượng sản phẩm. Hiện, sản phẩm đã qua sử dụng, thải ra môi trường vẫn có thể tái chế được, đây mới là yêu cầu mà phát triển bền vững đang đặt ra”, Phó Giám đốc VCCI tại TP.HCM cho hay.
Tác giả: Trần Chung
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy