Mới đây, tại trụ sở 49 Lý Thái Tổ, Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tổ chức buổi gặp mặt cuối năm với đại diện lãnh đạo các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế, các Đại sứ quán, các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài có quan hệ công tác với NHNN.
Tại buổi gặp, đại diện các tổ chức nước ngoài đánh giá cao những thành tựu đạt được của Việt Nam trong năm 2019, đặc biệt là những đóng góp của điều hành chính sách tiền tệ.
Đại diện các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế và các TCTD nước ngoài đánh giá cao nỗ lực của NHNN trong dẫn dắt triển khai chương trình nghị sự về tài chính toàn diện, hoàn thành đúng thời gian việc xây dựng chiến lược tài chính toàn diện quốc gia. Các tổ chức tài chính quốc tế và các tổ chức tín dụng nước ngoài khẳng định ủng hộ và cam kết sẽ tiếp tục đồng hành cùng NHNN để phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam; đồng thời kỳ vọng chiến lược tài chính toàn diện quốc gia sẽ sớm được triển khai trong năm 2020.
Về những thành tựu đạt được trong ổn định kinh tế vĩ mô, đặc biệt trong điều hành chính sách tiền tệ và tái cơ cấu hệ thống ngân hàng trong thời gian qua, đại diện các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế và các TCTD nước ngoài kỳ vọng NHNN sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ một cách chủ động, linh hoạt hơn nữa trong thời gian tới để sẵn sàng đối phó với những biến động khó lường trên toàn cầu hiện nay, cũng như góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của Việt Nam một cách nhanh và bền vững hơn. Chính phủ Việt Nam cần tiếp tục cải thiện sự bền vững và khả năng chống chịu của nền kinh tế, cải cách doanh nghiệp Nhà nước, cải cách thể chế, phát triển lĩnh vực tài chính – ngân hàng và thị trường vốn.
Ngoài ra, đại diện các TCTD nước ngoài cũng đề nghị Chính phủ Việt Nam cần đẩy mạnh những nỗ lực cải thiện chất lượng hệ thống cơ sở hạ tầng, khuyến khích đổi mới sáng tạo, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, cải thiện môi trường kinh doanh; đẩy mạnh quá trình số hoá, công nghệ hoá; thu hút nhiều hơn các tổ chức tài chính đa quốc gia đến và đầu tư vào Việt Nam và tạo điều kiện tốt nhất cho các khách hàng/ doanh nghiệp trong bối cảnh ngày càng nhiều Hiệp định tư do thương mại có hiệu lực. Đây là những thay đổi cần thiết không chỉ tốt cho Việt Nam trong ngắn hạn mà còn cho dài hạn.
Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng phát biểu tại buổi gặp mặt
Tại buổi gặp cuối năm 2019, thay mặt ban lãnh đạo NHNN, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng đã gửi lời cảm ơn chân thành đến các tổ chức tài chính – tiền tệ quốc tế, các TCTD nước ngoài về sự hợp tác và đóng góp cho sự phát triển của ngành Ngân hàng nói riêng cũng như nền kinh tế nói chung trong suốt thời gian vừa qua.
Theo Thống đốc, chúng ta đang chứng kiến sự biến đổi mạnh mẽ của toàn cầu sau những thách thức khác nhau vào năm 2019. Với những thách thức bên ngoài và bên trong, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được kết quả đáng kể. Tăng trưởng GDP cả năm nay có thể đạt mức khoảng 7%, và tăng trưởng cao đó đạt được trong bối cảnh ổn định kinh tế vĩ mô được duy trì, với tỷ lệ lạm phát bình quân quanh mức 3%, trong đó lạm phát cơ bản khoảng 2%.
Đáng lưu ý, trong khoảng 4 năm trở lại đây thanh khoản đã được bơm mạnh ra thị trường nhưng không gây áp lực nào đối với lạm phát. Điều đó cho thấy chính sách tiền tệ đã được triển khai phù hợp và thận trọng. Nên tôi cho rằng việc thiết kế và điều hành chính sách tiền tệ cho đến nay là thành công, đóng góp vào mục tiêu xây dựng khung khổ kinh tế vĩ mô bền vững cho phát triển cao hơn trong tương lai.
Chúng ta cũng thấy các động lực tăng trưởng tiếp tục được duy trì với những với kết quả đáng khích lệ từ việc thực hiện chương trình cải cách trong các ngành kinh tế quan trọng.
Chúng tôi vui mừng khi thấy rằng, ngành Ngân hàng đã đóng góp quan trọng cho ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế hợp lý. Tỷ giá được giữ ổn định, lãi suất được điều hành phù hợp để hỗ trợ các doanh nghiệp và nền kinh tế.
Dự trữ ngoại hối tiếp tục tăng lên mức kỷ lục vào năm 2019, cho thấy sự tin tưởng cao hơn vào các chính sách của Chính phủ và NHNN, từ đó hỗ trợ các chính sách kinh tế vĩ mô khác trong thu hút đầu tư nước ngoài, cải thiện năng lực chống chịu và hướng tới đạt được sự phát triển ngày càng bền vững.
Kết quả đáng khích lệ cũng có thể nhìn thấy trong hoạt động tái cấu trúc ngân hàng và xử lý nợ xấu. NHNN đã tiếp tục hoàn thiện các chính sách, cơ chế để hoạt động của các ngân hàng theo hướng thận trọng hơn, phù hợp với các thông lệ quốc tế để quản trị, quản lý rủi ro ngày càng tốt hơn.
Hiện tại, 18 ngân hàng được NHNN được phê duyệt áp dụng Thông tư 41 (tuân thủ theo các tiêu chuẩn Basel II), trước thời hạn quy định. Tỷ lệ nợ xấu đã giảm đáng kể và được kiểm soát ở mức thấp, trong khi các quy định trong hoạt động ngân hàng đã được tăng cường, qua đó giúp tăng cường niềm tin của công chúng và ổn định hệ thống tài chính ngân hàng.
Những thành tựu này sẽ không thể đạt được nếu không có sự hỗ trợ từ tất cả các bạn - các đối tác phát triển, tổ chức quốc tế, Đại sứ quán và ngân hàng nước ngoài. Những nỗ lực chung của các bạn đã giúp chúng tôi rất nhiều trong việc truyền tải các chính sách của Việt Nam tới các cộng đồng quốc tế, do đó giúp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng tạo điều kiện thuận lợi cho hội nhập quốc tế của hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung.
Năm 2020 đang đến gần với những cơ hội và thách thức mới. Chính phủ kiên định duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, đẩy mạnh cải cách các lĩnh vực quan trọng và đổi mới mô hình tăng trưởng nhằm hoàn thành Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2016 - 2020. NHNN sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ một cách thận trọng, linh hoạt và phối hợp tốt với các chính sách kinh tế vĩ mô khác; giám sát tốt hơn hệ thống ngân hàng để duy trì ổn định tài chính tiền tệ và góp phần cải thiện môi trường kinh doanh. Chúng tôi tin rằng các bạn sẽ tiếp tục chung tay hỗ trợ Chính phủ và NHNN trong chặng đường sắp tới với kỳ vọng những thành công mới.
2020 là năm cuối trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020, vì vậy chúng tôi sẽ nỗ lực để đạt được các mục tiêu đã đề ra cho giai đoạn này, đồng thời cũng chuẩn bị cho giai đoạn phát triển tiếp theo.
Hiện, Việt Nam đang xây dựng và hoàn thiện Chiến lược phát triển 10 năm 2021-2030 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021-2025). Do đó đối với lĩnh vực ngân hàng, NHNN cũng đang làm việc để có được một khung khổ tốt hơn cho phát triển trong giai đoạn tới. Trong đó, chúng tôi đang rà soát, để xuất sửa đổi lại các khung khổ luật pháp liên quan, như Luật NHNN, Luật các TCTD và đang cố gắng để đưa những vấn đề mới bổ sung trong các dự thảo luật dự kiến sẽ được trình Quốc hội vào đầu năm 2021.
Trong quá trình rà soát sửa đổi bổ sung đó, chúng tôi rất kỳ vọng các bạn sẽ hỗ trợ, đóng góp ý kiến để trong tương lai chúng ta sẽ có được hệ thống khung khổ luật pháp phù hợp để phục vụ tốt hơn cho nền kinh tế đất nước.
Bên cạnh đó, hiện chúng tôi cũng đang chuẩn bị khung khổ tái cấu trúc mới cho giai đoạn 5 năm tới để hệ thống ngân hàng lành mạnh hơn, phục vụ tốt hơn cho phát triển kinh tế bền vững…
Với những công việc như vậy, chúng tôi kỳ vọng hệ thống ngân hàng trong những năm tới sẽ phát triển hơn, đóng góp lớn hơn nữa cho phát triển bền vững của Việt Nam.
Năm 2020 là năm Việt Nam giữ chức Chủ tịch ASEAN với hàng loạt các sự kiện quan trọng Khung hợp tác tài chính ASEAN. Chính phủ Việt Nam và NHNN mong muốn được chào đón các nhà lãnh đạo của các quốc gia, tổ chức quốc tế, ngân hàng nước ngoài tham gia chuỗi sự kiện này.
Khánh Linh (T/h)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy