Vừa qua, An ninh Tiền tệ nhận được phản ánh của người dân về việc thủy điện Khe Thơi mang chất thải rắn bao gồm phế thải vật liệu xây dựng, đất chứa than… ra đổ ở những khu vực lân cận gây ô nhiễm môi trường.
Thủy điện Khe Thơi đưa rác thải rắn ra ngoài gây ô nhiễm môi trường, vi phạm quy định của nhà nước.
Không những thế, trong quá trình chở chất thải, xe tải đã làm rơi đất bẩn trên Quốc lộ 7 gây bụi cho người và mất an toàn cho phương tiện tham gia giao thông.
Xe chở chất thải rắn không che chắn chạy ra QL 7.
Chứng kiến thực tế, PV thấy trong khuôn viên Nhà máy thủy điện Khe Thơi có hiện tượng máy xúc xúc đất, rác thải trong khu vực nhà máy đổ lên xe rồi chở ra khu vực đối diện, cách nhà máy chừng 200 m rồi đổ ra môi trường.
Quan sát thì những chiếc xe tải này không đậy bạt chứa cột bê tông gãy, bê tông đổ nền, đất, đá… chạy liên tục từ khuôn viên nhà máy mang theo bùn đất ra “rải thảm” trên QL 7 đoạn trước cổng nhà máy.
Xe chở chất thải rắn mang theo bùn đất “rải thảm” trên quốc lộ.
Anh N. V. H. một người dân sống gần khu vực cho biết, từ ngày thủy điện khởi công, đất thải của nhà máy đã mang đi đổ khu vực xung quanh thủy điện. Những chiếc xe tải cỡ lớn ngày đêm hoành hành trên QL 7 gây mất an toàn cho các phương tiện tham gia giao thông. Thời gian gần đây nhà máy bắt đầu phát điện, một số hạng mục đang được hoàn thiện, các rác thải cứng được nhà máy mang ra đổ vào đất xung quanh.
“Việc đổ rác thải không có quy hoạch cụ thể không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn để lại nhiều hệ lụy không tốt. Chẳng lẽ ông thủy điện có tiền rồi thích làm gì thì làm?”, anh H. băn khoăn.
Hàng trăm khối chất thải rắn được nhà máy thủy điện Khe Thơi mang đổ ra ngoài môi trường.
Bà Lô Thị Thủy, Chủ tịch UBND xã Lạng Khê thừa nhận, sự việc đổ đất và rác thải ra môi trường của Nhà máy thủy điện Khe Thơi lãnh đạo xã Lạng Khê đã biết. Vừa qua, Chủ tịch UBND xã Lạng Khê đã cử công chức phụ trách môi trường xã lên kiểm tra.
Thủy điện Khe Thơi được khởi công từ năm 2015 với công suất 12MW. Dự kiến đến năm 2019 sẽ hoàn thành nhưng do vướng mắc về việc chuyển đổi đất rừng khiến cho việc thi công của công trình này có nhiều gián đoạn.
“Một sự việc sai trái diễn ra nhiều ngày giữa thanh thiên bạch nhật như vậy tại sao cơ quan chức trách không hề hay xử lý? Phải chăng chính quyền và các cơ quan chức trách “chống lưng” cho thủy điện làm sai?”, một người dân trăn trở.
Những vật liệu rắn đã có quy định của Chính Phủ và Bộ Xây Dựng tuy nhiên thủy điện Khe Thơi vẫn cố tình làm sai.
Phan Trường Sơn
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy