Tin liên quan
Xe chở nước rỉ rác chạy vào bãi rác Đông Thạnh
Từ tố cáo của người dân sống gần bãi rác Đông Thạnh, xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn, TPHCM, C49B tiến hành kiểm tra bãi rác trên do Công ty MTĐT TP quản lý. Tại đây, C49B phát hiện lập biên bản, yêu cầu giữ nguyên hiện trạng một hố sâu chứa hơn 1300 tấn chất thải rắn và gần 300 tấn xà bần.
Trao đổi với phóng viên, trung tá Nguyễn Tuấn Quảng -Đội phó thuộc Phòng 2 - C49B, cho biết số chất thải này là bùn đất nhiễm thuốc trừ sâu của Xí nghiệp Bình Triệu thuộc Công ty CP thuốc sát trùng VN. Năm 2011, Xí nghiệp Bình Triệu giải tỏa vì nằm trong dự án Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành Đai Ngoài, số chất thải này được vận chuyển về đây lưu giữ và được hóa rắn. Sau đó, Xí nghiệp dịch vụ Môi trường tiến hành đào hố để tôn tạo khu vực hồ số 7 và đưa toàn bộ lượng chất thải này xuống hố.
Làm việc với C49B, Xí nghiệp dịch vụ Môi trường cho biết trước khi đưa hơn 1.300 tấn chất thải rắn xuống hố có xin ý kiến TPHCM, nhưng C49B yêu cầu cung cấp văn bản liên quan thì đơn vị này không đưa ra được? “Việc Công ty MTĐT TP đào hố dài 50m, rộng 12m và sâu 6m để lưu giữ hơn 1.300 tấn chất thải rắn và khoảng 300 tấn xà bần, vụ việc do trước đây UBND TPHCM đã giao Sở Tài nguyên Môi trường chủ trì phối hợp các cá sở, ngành liên quan giám sát việc thực hiện vận chuyển xử lý lưu giữ của Công ty MTĐT TP. Do đó, C49B chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc đến Sở Tài nguyên Môi trường và UBND TPHCM để giải quyết theo thẩm quyền…” - công văn C49B trả lời về việc Công ty MTĐT TP sai phạm.
Năm 1990, mỗi ngày hàng ngàn tấn rác thải sinh hoạt được vận chuyển về Bãi rác Đông Thạnh chôn lấp, khiến hàng ngàn hộ dân sống ven bãi rác bức xúc vì ô nhiễm. Ngay sau đó Công ty Môi trường đô thị TP trợ cấp độc hại cho mỗi người dân 60.000 đồng/tháng/người.
Năm 2002 UBND TPHCM quyết định đóng cửa bãi rác Đông Thạnh. Đến năm 2005 ở đây không còn là bãi rác, thay vào đó là hệ thống xử lý nước rỉ rác và chất thải nguy hại công suất 21 tấn/ngày.
Năm 2014, tiếp tục hình thành thêm nhà máy xử lý chất thải nguy hại của Công ty TNHH môi trường Quốc Việt làm chủ đầu tư theo giấy phép của Tổng cục Môi trường, thời hạn đến năm 2017.
Điều đáng nói, mặc dù chất thải nguy hại còn nguy hiểm hơn rác thải nhưng số tiền trợ cấp độc hại từ bãi rác Đông Thạnh cho hàng ngàn người dân (chủ yếu ở ấp 7 còn lại một phần ấp 3 và 5) từ 60.000đồng/người/tháng giảm xuống còn 25.000đồng/người/tháng.
Hỏi về nguồn nước ở “bãi rác Đông Thạnh” có bị ô nhiễm không?, một lãnh đạo UBND xã Đông Thạnh thừa nhận, người dân bức xúc ô nhiễm nguồn nước ở bãi rác Đông Thạnh đã nhiều năm nay. Xã cũng chỉ biết kiến nghị lên cấp trên về bức xúc của người dân.
Theo Tiền phong
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy