Đây là một trong những nội dung được thông tin tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Công Thương chiều 30/9. Bà Lê Việt Nga - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước khẳng định, Bộ Công Thương luôn bám sát điều hành thị trường xăng dầu nhịp nhàng, tuân thủ theo quy định của Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu, diễn biến giá xăng dầu thế giới.
Tất cả đều nhằm đảm bảo nguồn cung, sử dụng công cụ bình ổn giá phù hợp để quản lý giá nhằm hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp, giúp đóng góp và kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng.
Tuy nhiên, trước đề xuất của doanh nghiệp về việc xem xét giảm giá xăng, Thủ tướng đã có chỉ đạo nên Bộ Công Thương và Bộ Tài chính nghiên cứu, tính toán các yếu tố, dư địa có thể khai thác để giảm giá xăng.
Bà Nga cho hay, hiện nay giá xăng dầu thế giới đang diễn biến theo hướng tăng. Nhiều nền kinh tế kiểm soát được dịch Covid-19 và phục hồi, các nước mở cửa trở lại nên nhu cầu đi lại của người dân tăng lên. Do đó, việc giảm giá thế giới là rất khó khăn, trong khi đây là yếu tố quan trọng để tác động đến giá xăng dầu trong nước.
Bà Lê Việt Nga - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước.
Về điều hành trong nước, theo chỉ đạo của Thủ tướng, Liên bộ đã trao đổi, tính toán các biện pháp, công cụ có thể vận dụng để thực hiện. Bao gồm nắm bắt số dư Quỹ bình ổn, nguồn cung ứng xăng dầu của doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu, trao đổi với Bộ Tài chính để cân nhắc có thể giảm được loại thuế nào, đơn cử như thuế môi trường với xăng E5.
"Chúng tôi đã nhận chỉ đạo Thủ tướng Chính phủ để xem xét về vấn đề này và liên bộ sẽ tiếp tục phối hợp để làm sao điều hành giá xăng dầu phục vụ tốt nhất nền kinh tế, đảm bảo hỗ trợ tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp khi mở cửa trở lại", bà Nga khẳng định.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cũng cho rằng với diễn biến giá xăng dầu thế giới tăng do nhu cầu sử dụng năng lượng tăng khi dịch bệnh được kiểm soát, sẽ vừa có tác động hai chiều tới nền kinh tế.
Theo đó, những doanh nghiệp khai thác dầu thô sẽ được hưởng lợi nhờ giá dầu tăng, mang lại nguồn thu cho đất nước, nhưng ngược lại do Việt Nam vẫn phải nhập khẩu dầu để chế biến các sản phẩm xăng dầu, nên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp khi đây là mặt hàng tiêu dùng thiết yếu.
Với ngành sản xuất xăng dầu trong nước, Thứ trưởng cho rằng, PVN cũng phải tính toán sản xuất để tránh tồn kho. Thực tế vừa qua nhiều tỉnh thành giãn cách kéo dài nên nhu cầu tiêu dùng xăng dầu trong nước giảm 60-80%.
"Đây là bài toán mà doanh nghiệp phải tính toán kỹ, làm sao để tăng sản xuất nhưng phải giải phóng được hàng mình sản xuất”, Thứ trưởng nói và cho biết, vừa qua đã đồng ý cho PVN tăng xuất khẩu, mang lại nguồn thu cho ngân sách.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy