Chiều ngày 28/5, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV, Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trình bày Tờ trình về dự án Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
Người bị cấm xuất cảnh có thể khởi kiện
Góp ý kiến tại tổ về Khoản 1, Điều 28 về trường hợp tạm hoãn xuất cảnh khi có đơn tố giác ĐBQH Trương Trọng Nghĩa (Đoàn TP. HCM) cho rằng cần phải cân nhắc thêm.
Các đại biểu thảo luận tại tổ.
Theo đại biểu này, có trường hợp cơ quan ra lệnh cấm xuất cảnh với một người chuẩn bị ra nước ngoài ký hợp đồng làm ăn vì có đơn tố giác. Thế nhưng, việc xem xét đơn tố giác không thận trọng, sau này xác định đơn tố giác không đúng sự thật, làm mất đi cơ hội làm ăn thì người đó có quyền kiện cơ quan ra lệnh cấm, và khi đó cơ quan này sẽ "lãnh đủ".
ĐBQH Trương Trọng Nghĩa cho rằng, những người có quyền ra lệnh cấm xuất cảnh đang rất rộng.
ĐBQH Trương Trọng Nghĩa
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa bày tỏ: “Đối với cơ quan điều tra, kể cả có đơn tố giác cũng vẫn phải có phê chuẩn của Viện Kiểm sát mới được quyền ra lệnh cấm xuất nhập cảnh.
Xuống đến cấp huyện, có chuyện người có quyết định tạm hoãn có trách nhiệm gửi văn bản theo mẫu đến cơ quan xuất nhập cảnh bộ Công an và thông báo bằng văn bản theo đường bưu điện cho người bị cấm xuất nhập cảnh.
Nhưng có nhiều trường hợp ra đến cửa khẩu mới biết bị cấm xuất cảnh, không có tờ giấy gì hết.
Với những người bị cấm xuất cảnh vì lý do quốc phòng an ninh thì phải được thông báo ngay khi có quyết định tạm hoãn xuất cảnh.
Vì có những trường hợp ra tới sân bay mới biết mình bị cấm xuất cảnh, trong khi quyền xuất nhập cảnh là quyền Hiến định. Nếu bị tạm hoãn xuất cảnh, người dân có quyền khởi kiện hành chính với quyết định này”.
Cùng với đó, một số quyết định tạm hoãn xuất nhập cảnh do đề nghị của Cục Thuế, Cục Hải quan, nếu quyết định tạm hoãn xuất nhập cảnh này sai thì những cơ quan trên có thể bị khởi kiện ra toà.
“Người bị tạm hoãn xuất nhập cảnh trái pháp luật mà bị thiệt hại thì có quyền khởi kiện để yêu cầu bồi thường thiệt hại. Đề nghị bổ sung điều này vào để những người thực thi công vụ đọc luật này cảm thấy có trách nhiệm nặng nề đối với đất nước, trách nhiệm với nhân dân nhất là đối với những công dân rơi vào tình cảnh bị tạm hoãn xuất nhập cảnh", đại biểu Trương Trọng Nghĩa nói.
Cân nhắc đối tượng được cấp hộ chiếu ngoại giao
Liên quan đến vấn đề xác định đối tượng cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ tại luật này ĐBQH Nguyễn Thanh Hải (đoàn Hoà Bình) cho biết trong hồ sơ của dự án luật có nêu hai phương án.
“Có 9 đối tượng được xem xét nằm trong trường hợp được cấp hộ chiếu ngoại giao, 9 đối tượng này được quy định từ khoản 1 đến khoản 9. Tuy nhiên, có khoản 12 có câu “Vợ hoặc chồng của những người thuộc diện quy định từ khoản 1 đến khoản 9 thì được cấp hộ chiếu ngoại giao”, điều này khác với quy định ở điều 8 trong quy định cũ đó là ở câu “vợ hoặc chồng những diện này thì được xem xét để cấp hộ chiếu ngoại giao”, còn ở trong quy định mới thì “được cấp hộ chiếu ngoại giao, nếu đi theo hành trình”.
ĐBQH Nguyễn Thanh Hải cho rằng cần làm rõ việc vợ hoặc chồng đi theo cùng hành trình được quy định trong hộ chiếu ngoại giao.
Tuy nhiên, những đối tượng này có đi theo hành trình thì phải có chế độ phu nhân hoặc phu quân. Ví dụ, cá nhân như tôi -Ủỷ viên thường vụ Quốc hội cũng không có chế độ phu quân, đi công tác, hành trình… cũng không bao giờ có chế độ chồng đi theo. Do vậy, đi theo hành trình để làm gì?
Còn ở những cấp 1 là các đồng chí Tổng Bí thư, nguyên Tổng Bí thư là có chế độ phu nhân, phu quân. Bởi, bình thường trong bộ Ngoại giao có những chương trình mở đối ngoại, có phu nhân, phu quân”.
Từ những phân tích trên, ĐBQH Nguyễn Thanh Hải cho rằng, nếu quy định như trên là không chặt chẽ. “Sẽ dẫn đến việc vợ hoặc chồng của nhiều người có thể tham gia hành trình cùng. Nếu để khoản 12 ở ý vợ hoặc chồng của những người thuộc diện quy định từ khoản 1 đến khoản 9 thì được cấp hộ chiếu ngoại giao”.
Tiếp đó, đại biểu Nguyễn Thanh Hải đề nghị: “Thứ nhất, bổ sung, làm rõ khái niệm hộ chiếu ngoại giao và hộ chiếu công vụ. Thứ hai, đối với khoản 12 với các phương án đề nghị tách ra làm 2, riêng khoản 1 đến khoản 9 liên quan đến vợ hoặc chồng đi theo cùng hành trình thì phải làm rất rõ, liên hệ thêm chế độ được hưởng với những người này ở trong nước”.
NĐT
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy