Ảnh minh họa. Nguồn internet
Tài khoản định danh điện tử được tạo lập và xác thực trên hệ thống VNeID của Bộ Công an.
Tại khoản 3 Điều 38 Luật Cư trú năm 2020 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2021) nêu rõ “Sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú theo quy định của Luật này cho đến hết ngày 31/12/2022”.
Như vậy, tháng 12/2022 sẽ là tháng cuối cùng người dân được sử dụng sổ hộ khẩu giấy. Kể từ ngày 1/1/2023 cuốn sổ này sẽ chính thức bị “khai tử”, do đó người dân có thể bỏ hoặc lưu giữ làm kỷ niệm.
Trước đây, sổ hộ khẩu giấy được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân sau khi đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của người đó. Sổ hộ khẩu giấy được sử dụng rất phổ biến trong các thủ tục hành chính và giao dịch dân sự như chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thủ tục đăng kí kết hôn, khai sinh…
Người dân làm các thủ tục liên quan đến sổ hộ khẩu. Ảnh: Thanh Hà
Người dân cần mở tài khoản VNeID
Hiện nay, theo quy định tại khoản 2, Điều 26, Thông tư 55/2021/TT/BCA, công dân sẽ bị thu sổ hộ khẩu giấy khi thực hiện các thủ tục như: đăng ký thường trú, điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú, tách hộ, xóa đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, gia hạn tạm trú, xóa đăng ký tạm trú dẫn đến thay đổi thông tin trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.
Khi công dân thực hiện các giao dịch trên, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thu hồi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã cấp, thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của Luật Cư trú và không cấp mới, cấp lại sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.
Để thực hiện các thủ tục hành chính, người dân có thể sử dụng tài khoản định danh điện tử được tạo lập và xác thực trên hệ thống VNeID của Bộ Công an.
Tài khoản định danh điện tử được đồng bộ các thông tin cơ bản về nhân thân như: họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, giới tính, thẻ bảo hiểm y tế, giấy phép lái xe, mã số thuế…
Danh tính, tài khoản định danh của mỗi cá nhân, tổ chức đều sử dụng duy nhất một mã số là mã định danh. Số này được cấp từ khi sinh ra đến khi mất đi và không lặp lại ở người khác.
Có tài khoản này, khi làm các thủ tục hành chính cần xuất trình giấy tờ, công dân chỉ cần mở ứng dụng và trình các giấy tờ đã tích hợp trong ứng dụng cho đơn vị yêu cầu.
Đến thời điểm hiện tại, người dân có thể dùng thông tin định danh điện tử để chứng minh nhân thân, thay cho CCCD gắn chip bản cứng.
Các địa phương trên cả nước triển khai thực hiện kế hoạch cao điểm “90 ngày, đêm” triển khai các giải pháp đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu phục vụ triển khai quy định của Luật Cư trú năm 2020 về việc Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú hết giá trị sử dụng sau ngày 31/12/2022.
Số định danh cá nhân là dãy số tự nhiên gồm 12 số, trong đó 6 số đầu lần lượt là mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh, mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh và 6 số cuối cùng là khoảng số ngẫu nhiên. Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên, người nước ngoài từ đủ 14 tuổi trở lên nhập cảnh Việt Nam hoặc tổ chức hoạt động tại Việt Nam sẽ được cấp tài khoản định danh điện tử. Trường hợp chưa đủ 14 tuổi sẽ được đăng ký theo tài khoản định danh của cha, mẹ hoặc người giám hộ. |
Tác giả: Thanh Hà
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy