Các bác sỹ thực hiện một ca phẫu thuật cho bệnh nhân. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Lý giải về tình trạng thiếu thuốc và vật tư y tế, nhiều bệnh viện cho rằng một lý do khách quan là do dịch COVID-19 đã tạm lắng xuống, tại các bệnh viện đã nhộn nhịp, tấp nập người bệnh đi khám trở lại.
Thế nhưng, sự việc này cũng đã làm hé lộ những câu chuyện “hậu trường” trong việc đấu thầu, mua bán thuốc cũng như các loại vật tư y tế; sự “đùn đẩy trách nhiệm” của một số cán bộ đứng đầu.
Thừa nhận chuyện không bình thường
Tiến sỹ Nguyễn Công Hựu-Giám đốc Bệnh viện E (Hà Nội) thẳng thắn thừa nhận việc thiếu thuốc và vật tư y tế trên diện rộng ở nhiều cơ sở y tế trên toàn quốc và lâu dài như hiện nay là chuyện không bình thường. Bên cạnh những yếu tố khách quan cũng có nguyên nhân hiện nay các bệnh viện thận trọng hơn trong đấu thầu thuốc và vật tư y tế.
“Quá trình mua sắm đấu thầu thuốc hoặc vật tư y tế thường kéo dài 4-5 tháng. Trước đó, các khoa, phòng của bệnh viện làm chuyên môn đều phải có dự trù, thống kê và lên kế hoạch mua sắm. Kế hoạch mua sắm phải có hồ sơ được phê duyệt và lựa chọn đơn vị trúng thầu. Tuy nhiên, đơn vị trúng thầu đôi khi cũng không có đủ hàng cung cấp cho bệnh viện. Bên cạnh đó, quy trình làm thầu chậm cũng có nhiều lý do, trong đó có thể dự trù không kịp,” ông Hựu lý giải.
Đặc biệt, theo Giám đốc Bệnh viện E, trong thời gian qua mô hình bệnh tật đã thay đổi nhanh và sau 2 năm chống dịch, người dân đi đến các cơ sở khám chữa bệnh quá nhiều, dẫn đến sự quá tải. Vì vậy xảy ra tình trạng có thể năm nay cơ sở y tế dự kiến mua 1.000 viên thuốc nhưng sang năm có thể phải sử dụng 1.500-2.000 viên, do đó, bệnh viện phải bổ sung thầu.
Tiến sỹ Nguyễn Công Hựu-Giám đốc Bệnh viện E. (Ảnh: T.G/Vietnam+)
“Trong trường hợp này, nếu trước đây, khi thiếu thuốc hoặc vật tư y tế, cơ sở y tế có thể vay, mượn đơn vị cung cấp trước, sau đó làm hồ sơ trả sau. Tuy nhiên, hiện tại không thể linh động như vậy được, vì sau nhiều sự cố vừa qua hầu như không còn ai dám làm việc ứng ra cung cấp trước,” bác sỹ Hựu nhấn mạnh.
Hiện Bệnh viện E đã làm xong thủ tục đấu thầu thuốc, giải quyết cơ bản tình trạng thiếu thuốc, đảm bảo quyền lợi cho người bệnh có bảo hiểm y tế, tuy nhiên, cũng không thể đảm bảo đủ thuốc 100%.
Còn tại các tỉnh phía Nam, Phó Giáo sư Nguyễn Tri Thức-Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, cũng thẳng thẳn thừa nhận tình trạng thiếu thuốc, thiếu vật tư y tế là có thật. Hiện lượng thuốc, hóa chất trong bệnh viện chỉ đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu thực tế. Số lượng stent sử dụng trong phẫu thuật tim mạch, đơn vị dự trù sử dụng trong sáu tháng nhưng chỉ dùng trong hai tháng đã hết do bệnh nhân tuyến dưới chuyển lên rất đông.
Bệnh viện Chợ Rẫy không chỉ thiếu một số loại thuốc hiếm, biệt dược để dùng cho điều trị chuyên sâu mà còn thiếu cả một số loại thuốc phổ biến, giá rẻ do không có nhà cung cấp hoặc do kế hoạch đấu thầu căn cứ vào nhu cầu năm 2021 - khi dịch COVID-19 xảy ra, những loại thuốc này ít được sử dụng.
Người dân làm thủ tục khám chữa bệnh. (Ảnh: TTXVN/Vietnam+)
Việc người bệnh có bảo hiểm y tế phải tự bỏ tiền mua thuốc bên ngoài sau đó sẽ giải quyết ra sao? Họ có được cơ quan bảo hiểm chi trả tiền thuốc mà theo chính sách họ được hưởng hay không? Sau này ai trả lại khoản chi phí người bệnh phải bỏ ra tự mua thuốc thì không ai rõ…
Và một sự thật hiển nhiên nhất, người bệnh vì lý do duy trì sức khỏe của mình vẫn cứ phải tự cắn răng, móc hầu bao để chi trả dù phải chịu vô vàn thiệt thòi.
Sợ trách nhiệm, không dám làm…
Thuốc, vật tư trang thiết bị y tế có vai trò hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe cộng đồng, tới công tác phòng chống dịch, khám chữa bệnh.
Theo thống kê mới nhất của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, cơ cấu chi phí khám chữa bệnh cho thấy 3 yếu tố chủ đạo chiếm kinh phí lớn nhất gồm tiền thuốc 33% (với 1,7 tỷ USD), tiếp đó là dịch vụ kỹ thuật - 33% (chiếm tỷ lệ 1,6 tỷ USD), vật tư y tế 18% (0,9 tỷ USD).
Cơ cấu chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế năm 2018 (Nguồn: BHXHVN; Đơn vị:%):
Điều đó cho thấy, khi “cơn khát” thiếu thuốc, vật tư y tế chưa được giải quyết sớm thì những thiệt thòi bất hợp lý mà người bệnh phải gánh ngày càng gia tăng.
Nghị định 146/2018/NĐ-CP nêu rõ trách nhiệm của cơ sở khám chữa bệnh là phải cung ứng đầy đủ, thuốc, vật tư và hóa chất để phục vụ người bệnh.
Nói rõ nguyên nhân thiếu thuốc, vật tư y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định, Phó Giám đốc Bệnh viện Hoàng Ngọc Hà cho hay bệnh viện bắt đầu thiếu một số loại thuốc và vật tư y tế từ khoảng cuối tháng Ba, đầu tháng Tư năm nay. Những loại thiếu như bơm tiêm, dây truyền, kim luồn tĩnh mạch, chỉ khâu, các loại thuốc kháng sinh, thuốc điều trị ung thư, thuốc điều trị các bệnh mãn tính như tiểu đường, huyết áp…
Nêu rõ "các quy định không thay đổi, trước đây không thiếu nhưng bây giờ lại thiếu," Phó Giáo sư Nguyễn Tri Thức cho biết trong quy trình đấu thầu (lập dự toán, kế hoạch, thẩm định, thực hiện đấu thầu), khó nhất là thẩm định giá, trước đây thuộc Bộ Y tế và từ đầu năm 2020 giao cho các đơn vị tự chủ động. Do mới thực hiện quy định này, nhiều đơn vị chưa quen, cộng với tâm lý sợ sai sót nên việc lập giá kế hoạch, thẩm định giá bị "đẩy qua, đẩy lại."
Lý giải nguyên nhân về tình trạng thiếu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh tình trạng trên do nhiều nguyên nhân bao gồm cả chủ quan và khách quan. Trong số đó, nguyên nhân khách quan gồm tác động tiêu cực của dịch COVID-19 làm đứt gãy chuỗi cung ứng thuốc, nguyên liệu làm thuốc và vật tư y tế trên toàn cầu. Bên cạnh đó, sau khi dịch COVID-19 được kiểm soát, số lượng người đi khám, điều trị gia tăng nhanh so với thời gian trước, ảnh hưởng đến việc xác định nhu cầu và triển khai kế hoạch mua sắm của các cơ sở y tế. Tiếp theo là việc đấu thầu thuốc, vật tư y tế có nhiều đặc thù riêng như với số lượng thuốc lớn.
Video Giám đốc Bệnh viện E nói về việc thiếu thuốc, vật tư y tế:
Tuy nhiên, Thứ trưởng Tuyên cũng thẳng thắn thừa nhận rằng nguyên nhân chủ quan vẫn là chủ yếu, đó là tâm lý lo ngại, sợ sai, không dám mua sắm của một số địa phương, đơn vị. Việc đấu thầu tập trung tại cả Trung ương và địa phương triển khai chậm, chưa kịp thời. Mặt khác, việc gia hạn giấy phép lưu hành các loại thuốc chậm cùng với hệ thống văn bản hướng dẫn hiện hành tản mát, chồng chéo, gây khó khăn trong tổ chức thực hiện.
Tại Công văn số 1566 ngày 13/6/2022 gửi Bộ Y tế, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho rằng nguyên nhân để xảy ra tình trạng nêu trên chủ yếu do việc chậm đấu thầu mua sắm, hoặc không trúng thầu do xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu chưa phù hợp.
Ngay sau công văn đề nghị Bộ Y tế có các chỉ đạo nhanh chóng đảm bảo kịp thời cung ứng thuốc, vật tư y tế phục vụ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, ngày 14/6/2022, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cũng có văn bản số 4576 /BHXH-CSYT gửi bảo hiểm xã hội các tỉnh triển khai thực hiện ngay một số nội dung nhằm đảm bảo quyền lợi cho người bệnh bảo hiểm y tế./.
Bài 3: Sợ “bóng ma” tham nhũng: Khi người làm quản lý phải nhìn nhận lại
Tác giả: Thùy Giang
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- ái kỷ là gì
- thuốc iressa 250mg
- Men ống vi sinh Bio Meracine
- Smoovy xanh sạch dịu nhẹ dưỡng sáng hồng
- arimidex 1mg
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy