Ông Lê Hải Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử (TMĐT), cho biết, một trong những lý do khiến người dân vẫn dùng tiền mặt khi mua hàng qua mạng là vì chưa có niềm tin vào việc thanh toán không dùng tiền mặt.
Tuy nhiên, tại một số lĩnh vực đặc thù như hải quan, thuế, điện lực, tỷ lệ không dùng tiền mặt khá cao. Trong khi đó, cũng là lĩnh vực đặc thù, song tại các bệnh viện, tỷ lệ người bệnh thanh toán bằng tiền mặt lại chiếm ưu thế.
Ông Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước), cho biết việc thanh toán không dùng tiền mặt vẫn còn nhiều tồn tại và hạn chế.
Điển hình như việc người dân vẫn chưa thay đổi thói quen dùng tiền mặt và còn e ngại khi tiếp cận với công nghệ thanh toán mới. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng thanh toán vẫn tập trung ở khu vực đô thị và chưa vươn tới được khu vực nông thôn.
80% người dân Việt Nam mua sắm trực tuyến thanh toán bằng tiền mặt. (Ảnh minh họa)
Theo các chuyên gia ngành ngân hàng, một trong những nguyên nhân khiến việc thanh toán không dùng tiền mặt chưa đi sâu sát vào đời sống người dân là do họ sợ gặp rủi ro trong các giao dịch. Thời gian qua thường xuyên xảy ra các vụ “bốc hơi” tiền gửi trong tài khoản ngân hàng khiến một số người e ngại.
Ngoài ra, ông Dũng cũng thừa nhận, mặc dù hành lang pháp lý cho hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt đã tương đối đầy đủ nhưng muốn hình thức thanh toán này đi sâu vào đời sống người dân thì cần phải tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động thanh toán và khắc phục những tồn tại, hạn chế hiện nay.
Chẳng hạn như đối tác ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong việc kết nối phần mềm thanh toán với hệ thống chương trình của bệnh viện. Bên cạnh đó, thời gian giải quyết sự cố nạp tiền, rút tiền và hoàn tiền vào thẻ chưa nhanh chóng, kịp thời, gây phản ứng ngược với mục tiêu đề ra.
Các chuyên gia cũng cho rằng cần đa dạng hóa các giải pháp thanh toán. Thực tế, thời gian qua, nhiều giải pháp thanh toán mới xuất hiện tại Việt Nam như: quẹt thẻ, chạm vạch, QR Pay, nhưng hạ tầng cho phương thức thanh toán này chưa được nhân rộng ở vùng sâu vùng xa.
Do đó, với người dân không có thẻ, không có tài khoản ngân hàng, các cơ sở y tế phải phối hợp với ngân hàng triển khai giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt thuận tiện, dễ dàng và phù hợp với điều kiện của người dân.
Theo các chuyên gia tài chính, với nhiều lợi ích xã hội, thanh toán không dùng tiền mặt là xu hướng hiện nay của thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế này.
Tuy nhiên, việc triển khai không nên nóng vội mà cần có lộ trình, giải pháp phù hợp với tình hình thực tiễn cũng như cần có thời gian để từng bước thay đổi nhận thức, thói quen của người dân trong việc chuyển đổi từ sử dụng tiền mặt sang sử dụng thẻ ngân hàng hoặc các ví điện tử. Điều này sẽ giúp tránh những tác động tiêu cực do chính sách mang lại.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy