Tình hình chính trị đang thay đổi tại Ba Lan và Slovakia sau những tranh cãi giữa Ukraine và hai quốc gia này liên quan đến việc xuất khẩu ngũ cốc. Còn tại Mỹ, đảng Cộng hòa đã tỏ ra dè dặt trước khoản viện trợ lớn tiếp theo mà Washington dành cho Kiev. Tất cả những điều này đã làm dấy lên sự thiếu chắc chắn về cam kết của phương Tây trong nỗ lực giúp đỡ Ukraine nhằm đẩy lùi Nga ra khỏi lãnh thổ. Theo giới phân tích, một khi sự ủng hộ của Mỹ và châu Âu dành cho Ukraine suy giảm, Nga chắc chắn sẽ tận dụng cơ hội để tiến lên, đặc biệt khi Ukraine đang thiếu trầm trọng các hệ thống phòng không và nhiều loại vũ khí khác.
Thu hoạch ngũ cốc tại làng Zghurivka, Ukraine. Ảnh: AP
Phương Tây từ lâu đã cam kết sẽ kề vai sát cánh với Ukraine trong cuộc chiến chống lại Nga. Nhưng trước lời kêu gọi cung cấp vũ khí không ngừng nghỉ của Tổng thống Zelensky và những bước tiến chậm chạp của Ukraine trên chiến trường, cùng sự cạn kiệt về ngân khố sau các khoản viện trợ khổng lồ trước đó, dấu hiệu bất hòa đã xuất hiện.
Hồi tháng 7 vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Anh cho rằng, Ukraine nên thể hiện sự biết ơn đối với phương Tây đối với các lô vũ khí họ được viện trợ sau khi ông Zelensky kêu gọi NATO nên làm nhiều hơn hứa và vạch ra lộ trình cụ thể để Ukraine có thể gia nhập khối.
Tuần này, căng thẳng mới đã nổi lên khi Ukraine đệ trình đơn khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới phản đối 3 nước thành viên của Liên minh châu Âu là Ba Lan, Slovakia và Hungary ra lệnh cấm nhập khẩu ngũ cốc từ Ukraine.
Ngũ cốc vốn là mặt hàng xuất khẩu chủ chốt nhằm vực dậy nền kinh tế đang bị tàn phá nghiêm trọng của Ukraine. Tuy vậy, việc mặt hàng này tràn ngập vào các nước láng giềng đã làm ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân ở các nước sở tại, buộc chính phủ Ba Lan, Slovakia và Hungary phải cấm nhập khẩu nông sản từ Ukraine.
Sau khi Ukraine nộp đơn kiện lên WTO, cả 3 quốc gia trên đều tỏ ra tức giận. Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki tuyên bố ngừng cung cấp vũ khí cho Ukraine để tập trung cho phòng thủ quốc gia. “Chúng tôi không còn chuyển bất cứ loại vũ khí nào cho Ukraine nữa vì chúng tôi hiện đang cần trang bị cho Ba Lan những loại vũ khí hiện đại hơn”, ông Morawiecki nói. Hầu hết các thiết bị quân sự của phương Tây và các nguồn cung cấp khác đến Ukraine thông qua Ba Lan.
Pháo tự hành Krab được Ba Lan chuyển giao cho Ukraine. Ảnh: Mil.in.ua
Ba Lan là một trong số các nước thành viên NATO ủng hộ Ukraine nhiều nhất sau khi xung đột nổ ra vào tháng 2/2022 và cũng là một trong những nhà cung cấp vũ khí chính cho Kiev.
Một số quan chức EU cảnh báo rằng, sự rạn nứt trong quan hệ giữa Ukraine và các nước châu Âu có thể mang lại lợi thế cho Nga vào thời điểm quân đội Ukraine chỉ đạt được những bước tiến chậm chạp trong khi Moscow vẫn kiểm soát một vùng rộng lớn ở miền Đông và miền Nam.
Từ Washington đến Warsaw – những nơi đang phải đối mặt với nhiều vấn đề về chi phí quân sự và hạn chế trong khả năng hỗ trợ Ukraine, các quan chức phương Tây dường như bác bỏ bất cứ cuộc thảo luận nào về sự rạn nứt.
Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda nói: “Tôi không tin rằng sự tranh chấp về mặt thương mại sẽ khiến các mối quan hệ đổ vỡ”. Theo ông Duda, tuyên bố của thủ tướng nước này có thể là nói đến những loại vũ khí mà nước này mới đặt mua và Warsaw chắc chắn sẽ giữ lại chúng để củng cố nền quốc phòng. Còn Cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan tin rằng Ba Lan sẽ tiếp tục ủng hộ Ukraine.
Tình hình chính trị đang thay đổi tại Ba Lan và Slovakia sau những tranh cãi giữa Ukraine và hai quốc gia này liên quan đến việc xuất khẩu ngũ cốc. Còn tại Mỹ, đảng Cộng hòa đã tỏ ra dè dặt trước khoản viện trợ lớn tiếp theo mà Washington dành cho Kiev. Tất cả những điều này đã làm dấy lên sự thiếu chắc chắn về cam kết của phương Tây trong nỗ lực giúp đỡ Ukraine nhằm đẩy lùi Nga ra khỏi lãnh thổ. Theo giới phân tích, một khi sự ủng hộ của Mỹ và châu Âu dành cho Ukraine suy giảm, Nga chắc chắn sẽ tận dụng cơ hội để tiến lên, đặc biệt khi Ukraine đang thiếu trầm trọng các hệ thống phòng không và nhiều loại vũ khí khác.
Tranh chấp về thương mại
Phương Tây từ lâu đã cam kết sẽ kề vai sát cánh với Ukraine trong cuộc chiến chống lại Nga. Nhưng trước lời kêu gọi cung cấp vũ khí không ngừng nghỉ của Tổng thống Zelensky và những bước tiến chậm chạp của Ukraine trên chiến trường, cùng sự cạn kiệt về ngân khố sau các khoản viện trợ khổng lồ trước đó, dấu hiệu bất hòa đã xuất hiện.
Hồi tháng 7 vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Anh cho rằng, Ukraine nên thể hiện sự biết ơn đối với phương Tây đối với các lô vũ khí họ được viện trợ sau khi ông Zelensky kêu gọi NATO nên làm nhiều hơn hứa và vạch ra lộ trình cụ thể để Ukraine có thể gia nhập khối.
Tuần này, căng thẳng mới đã nổi lên khi Ukraine đệ trình đơn khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới phản đối 3 nước thành viên của Liên minh châu Âu là Ba Lan, Slovakia và Hungary ra lệnh cấm nhập khẩu ngũ cốc từ Ukraine.
Ngũ cốc vốn là mặt hàng xuất khẩu chủ chốt nhằm vực dậy nền kinh tế đang bị tàn phá nghiêm trọng của Ukraine. Tuy vậy, việc mặt hàng này tràn ngập vào các nước láng giềng đã làm ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân ở các nước sở tại, buộc chính phủ Ba Lan, Slovakia và Hungary phải cấm nhập khẩu nông sản từ Ukraine.
Sau khi Ukraine nộp đơn kiện lên WTO, cả 3 quốc gia trên đều tỏ ra tức giận. Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki tuyên bố ngừng cung cấp vũ khí cho Ukraine để tập trung cho phòng thủ quốc gia. “Chúng tôi không còn chuyển bất cứ loại vũ khí nào cho Ukraine nữa vì chúng tôi hiện đang cần trang bị cho Ba Lan những loại vũ khí hiện đại hơn”, ông Morawiecki nói. Hầu hết các thiết bị quân sự của phương Tây và các nguồn cung cấp khác đến Ukraine thông qua Ba Lan.
Pháo tự hành Krab được Ba Lan chuyển giao cho Ukraine. Ảnh: Mil.in.ua
Ba Lan là một trong số các nước thành viên NATO ủng hộ Ukraine nhiều nhất sau khi xung đột nổ ra vào tháng 2/2022 và cũng là một trong những nhà cung cấp vũ khí chính cho Kiev.
Một số quan chức EU cảnh báo rằng, sự rạn nứt trong quan hệ giữa Ukraine và các nước châu Âu có thể mang lại lợi thế cho Nga vào thời điểm quân đội Ukraine chỉ đạt được những bước tiến chậm chạp trong khi Moscow vẫn kiểm soát một vùng rộng lớn ở miền Đông và miền Nam.
Từ Washington đến Warsaw – những nơi đang phải đối mặt với nhiều vấn đề về chi phí quân sự và hạn chế trong khả năng hỗ trợ Ukraine, các quan chức phương Tây dường như bác bỏ bất cứ cuộc thảo luận nào về sự rạn nứt.
Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda nói: “Tôi không tin rằng sự tranh chấp về mặt thương mại sẽ khiến các mối quan hệ đổ vỡ”. Theo ông Duda, tuyên bố của thủ tướng nước này có thể là nói đến những loại vũ khí mà nước này mới đặt mua và Warsaw chắc chắn sẽ giữ lại chúng để củng cố nền quốc phòng. Còn Cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan tin rằng Ba Lan sẽ tiếp tục ủng hộ Ukraine.
Tác giả: Hồng Anh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy