Kết quả sau ba năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, nguồn vốn tín dụng chính sách dành cho các hộ nghèo, đối tượng được vay vốn ưu đãi đến nay đạt 179.877 tỷ đồng, tăng 17.411 tỷ đồng so với năm 2016; tổng dư nợ 169.699 tỷ đồng, tăng 12.327 tỷ đồng so với năm 2016.
Thông tin từ Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) cho biết, nhờ quán triệt Chỉ thị 40, sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội đã được tăng cường rõ rệt. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hội đoàn thể các cấp cũng đã chú trọng hơn đối với việc chỉ đạo cấp cơ sở phối hợp tốt với NHCSXH trong việc thực hiện các chương trình tín dụng chính sách; thực hiện công tác củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng; tăng cường kiểm tra giám sát, hướng dẫn người vay sử dụng vốn hiệu quả phối hợp thực hiện đối chiếu, phân tích nợ vay của hộ nghèo và các đối tượng chính sách; tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ về tín dụng chính sách xã hội… Chính phủ và các Bộ, ngành vẫn ưu tiên dành nguồn vốn để bổ sung cho tín dụng chính sách.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020 (Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015). Đây sẽ là sự thay đổi rất căn bản trong việc xác định các hộ nghèo, hộ cận nghèo làm cơ sở để NHCSXH thực hiện cho vay ưu đãi. NHCSXH cũng đã nhận được sự chia sẻ cộng đồng trách nhiệm từ 4 ngân hàng thương mại Nhà nước (Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển, Ngân hàng TMCP Công thương và Ngân hàng TMCP Ngoại thương) trong việc duy trì số dư tiền gửi 02% trên nguồn vốn huy động, góp phần tạo lập nguồn vốn cho vay các chương trình tín dụng chính sách.
Đặc biệt, các tỉnh, thành phố trong cả nước đã quan tâm hỗ trợ NHCSXH về nguồn lực, trụ sở, phương tiện, trang thiết bị làm việc. Trong đó, nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH để bổ sung nguồn vốn cho vay trên địa bàn tính từ khi có Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư và Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 401/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đến nay đã tăng thêm được 5.012 tỷ đồng, riêng 11 tháng đầu năm 2017 tăng 2.121 tỷ đồng. Điển hình một số tỉnh, thành phố chuyển nguồn vốn ủy thác cho vay nhiều như: TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đà Nẵng, Đồng Tháp...
Theo Báo Công thương
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy