Tại Hội nghị thường niên Hội Thẻ Ngân hàng Việt Nam (VBCA) năm 2017, ông Đào Minh Tuấn, Chủ tịch VBCA cho biết, thẻ nội địa hiện nay chủ yếu vẫn dùng để rút tiền mặt, chiếm 86,81% tổng doanh số sử dụng thẻ ghi nợ nội địa, mặc dù đã có sự tăng trưởng trong việc sử dụng thẻ để chi tiêu tại đơn vị chấp nhận thẻ.
Hoạt động thanh toán tại Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc với hàng loạt các loại hình dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt mới ra đời đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế tương đồng với công nghệ thanh toán trong khu vực và trên thế giới.
Thanh toán qua thẻ bằng máy POS cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro
Theo Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh, thanh toán điện tử và thanh toán thẻ hiện đang trở thành hình thức thanh toán phổ biến. Bên cạnh những ưu điểm vượt bậc như: Nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm chi phí, các dịch vụ thanh toán này cũng tiềm ẩn rủi ro cho ngân hàng và cho khách hàng trong quá trình sử dụng dịch vụ khi phải đối mặt với các loại hình tội phạm công nghệ cao cùng phương thức và thủ đoạn ngày càng tinh vi.
Qua theo dõi, giám sát hoạt động thanh toán điện tử và thanh toán thẻ trong thời gian qua, NHNN đã nhận thấy các sự cố rủi ro và gian lận với phương thức và thủ đoạn mới xuất hiện tại Việt Nam. Nếu như trước đây, các vụ việc gian lận phát sinh chủ yếu đối với thẻ quốc tế và đối tượng tội phạm người nước ngoài thì hiện nay các vụ việc gian lận đã chuyển hướng sang cả đối với thẻ nội địa và hệ thống ATM/POS tại Việt Nam.
Với các giao dịch thanh toán tại chỗ, hiện nay ở hầu hết siêu thị, nhà hàng, khách sạn, trung tâm thương mại… nhân viên thu ngân không đưa máy cho khách hàng tự quẹt mà họ sẽ trực tiếp cầm thẻ và thực hiện giao dịch. Việc này tiềm ẩn nguy cơ gian lận lớn, nhân viên đó có thể chụp lại thông tin thẻ bất cứ lúc nào, vì chỉ cần thông tin về tên chủ thẻ, số thẻ, ngày bắt đầu, ngày hết hạn sử dụng thẻ và số CVV/CVC trên thẻ là có thể thực hiện các giao dịch trực tuyến.
Trên thực tế, nhiều chủ thẻ cũng đã bị mất tiền cho dù đã tuân thủ quy trình sử dụng thẻ an toàn. Vì vậy, khi sử dụng thẻ để thanh toán mua hàng, dịch vụ, chủ thẻ nên quan sát trực tiếp việc nhân viên quẹt thẻ và không nên giao thẻ cho họ tự đi đến nơi đặt máy POS để quẹt thẻ cũng như yêu cầu các nhân viên này thanh toán bằng máy đầu đọc chip của thẻ nếu thẻ của khách hàng là thẻ chip và kiểm tra các thông tin trên phiếu giấy được in ra từ máy POS.
Một hiện tượng đáng lo ngại là không chỉ gia tăng số lượng, các chiến thuật tấn công bằng mã độc nhằm vào hệ thống POS cũng tiến hóa rất nhanh, ngày càng trở nên tinh vi hơn. Xu thế mới là đánh cắp dữ liệu cá nhân trong bộ nhớ và sử dụng công nghệ mã hóa để tránh bị tường lửa phát hiện.
Trong bối cảnh hiện nay, để có thể tăng cường khả năng bảo vệ trước các nguy cơ tấn công, các đơn vị ngoài việc tự xây dựng các hệ thống đảm bảo an toàn thông tin thì cũng rất cần sự chung tay, góp sức, chia sẻ, hợp tác lẫn nhau giữa các đơn vị và tổ chức.
Để hạn chế thấp nhất rủi ro, đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật trong hoạt động thanh toán nói chung, thanh toán điện tử và thanh toán thẻ nói riêng cũng như đảm bảo quyền lợi của khách hàng và ngân hàng tại Việt Nam, thời gian tới, Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh yêu cầu Vụ Thanh toán tiếp tục rà soát, tham mưu cho Thống đốc NHNN nghiên cứu ban hành, hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm về việc cung cấp dịch vụ thanh toán của các tổ chức tín dụng và các tổ chức trung gian thanh toán, đảm bảo phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong toàn bộ quy trình, thủ tục thanh toán.
Bên cạnh đó, thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát về công tác thanh toán, kịp thời cảnh báo, chấn chỉnh các nguy cơ, vi phạm quy định của NHNN. Sớm nghiên cứu, ban hành tiêu chuẩn thẻ chíp nội địa và chỉ đạo các tổ chức tín dụng chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chíp theo đúng lộ trình NHNN đã phê duyệt để giảm thiểu những rủi ro, tổn thất cho các bên khi tham gia giao dịch thẻ.
Thẻ thanh toán, đặc biệt là thẻ tín dụng là một trong những sản phẩm tiện dụng và phổ biến trên khắp thế giới. Tại Việt Nam, lượng người dùng thẻ đã và đang ngày một gia tăng. Việc thanh toán thông qua máy POS (máy chấp nhận thanh toán thẻ) tại các đơn vị chấp nhận thẻ cũng ngày càng đơn giản, nhân viên chỉ cần quẹt thẻ vào máy, nhập số PIN (chỉ trong một số trường hợp, thường là đối với thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng nội địa), nhập số tiền cần thanh toán, sau đó ký tên xác nhận lên biên lai và hoá đơn bán hàng là hoàn tất quá trình. Khách hàng nên sử dụng dịch vụ SMS Banking, là tin nhắn do ngân hàng cung cấp cho người dùng khi đến mở tài khoản giao dịch. Sau khi đã đăng ký dịch vụ này, khách hàng sẽ nhận được tin nhắn thông qua số điện thoại di động đã đăng ký với ngân hàng khi phát sịnh giao dịch trong quá trình sử dụng thẻ thanh toán tại các đơn vị bán lẻ như nhà hàng hay trung tâm thương mại. Ngoài ra, người dùng có thể sử dụng thông báo số dư, địa điểm và thời gian giao dịch thông qua email đã đăng ký với ngân hàng, thông thường là ngân hàng sẽ không tính phí dịch vụ này. |
Mai An
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy