Cùng với dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam (FDI), vốn đầu tư của cá nhân, doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài là số liệu quan trọng được cơ quan quản lý theo dõi chi tiết những năm gần đây.
Dù mới được bắt đầu theo dõi chính thức từ năm 2018 (theo số liệu của Tổng cục Thống kê) nhưng dòng vốn đầu tư trong nước ra nước ngoài đang có xu hướng tăng nhanh qua từng năm. Trong 2 năm gần nhất 2018-2019, các cá nhân, doanh nghiệp Việt Nam đã chuyển trên dưới nửa tỷ USD (bao gồm các khoản đầu tư và điều chỉnh vốn tăng thêm) ra nước ngoài qua kênh chính thức này.
Số liệu mới nhất vừa được Tổng cục Thống kê công bố cho biết các nhà đầu tư Việt Nam trong 8 tháng đầu năm nay đã chuyển tổng cộng 330,2 triệu USD ra nước ngoài để đầu tư. So với cùng kỳ năm trước, số tiền này đã tăng gần 16%.
Trong đó, thông qua 86 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư mới, nhà đầu tư phía Việt Nam đã rót tổng cộng 218,4 triệu USD ra nước ngoài. Trong khi 25 lượt dự án điều chỉnh vốn khác có số tiền tăng thêm đạt 111,8 triệu USD.
Trong các ngành lĩnh vực được nhà đầu tư Việt Nam rót tiền nhiều nhất năm nay, công nghiệp chế biến, chế tạo nhận được nhiều vốn nhất với 225,7 triệu USD, chiếm 68% tổng vốn đầu tư Việt Nam ra nước ngoài. Theo sau là các ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống với 39,6 triệu USD, chiếm 12%; bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ôtô, môtô, xe máy và xe có động cơ khác đạt 19,6 triệu USD, chiếm 6%...
Nếu tính theo vùng lãnh thổ nhận dòng vốn từ Việt Nam, Đức là quốc gia dẫn đầu sau 8 tháng với 92,6 triệu USD rót vào, chiếm 28%. Xếp thứ 2 là Lào với86,7 triệu USD (26%); thứ 3 là Myanmar 44,6 triệu USD (14); và Mỹ40,8 triệu USD (12%)...
Tính từ đầu năm đến nay, khu vực châu Âu nói chung và Mỹ là 2 điểm đến lớn nhất của dòng vốn đầu tư từ Việt Nam. Trong đó, Mỹ là quốc gia dẫn đầu 3 tháng đầu năm; Đức xếp số 1 từ tháng 5 đến tháng 8 gần nhất.
Mỹ, Australia và các nước châu Âu là điểm đến phổ biến của dòng vốn đầu tư từ Việt Nam. (Ảnh:GettyImages)
Trong năm liền trước (2019), tổng vốn đầu tư của cá nhân, doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài cũng lên tới 508,1 triệu USD. Khoản đầu tư hơn nửa tỷ USD này được chuyển ra nước ngoài thông qua 164 dự án mới (403,1 triệu USD) và 29 lượt dự án điều chỉnh vốn (105 triệu USD).
Đáng chú ý, cũng trong năm này, nhà đầu tư trong nước đã chuyển khoảng59,3 triệu USD ra nước ngoài để phục vụ hoạt động kinh doanh bất động sản. Số này chiếm xấp xỉ 1/5 tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài năm 2019, và xếp thứ 4 trong những ngành kinh doanh được cá nhân, doanh nghiệp Việt Nam đầu tư nhiều nhất ở nước ngoài.
Ngành xếp đầu tiên là bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ôtô, môtô, xe máy và xe có động cơ khác với 121,6 triệu USD, chiếm gần 1/4 tổng vốn đầu tư. Tiếp đến là các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 86,1 triệu USD (17%); hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ đạt 70,1 triệu USD (14%)…
Trong năm 2019, nhà đầu tư Việt Nam đã rót vốn vào 32 quốc gia, vùng lãnh thổ. Trong đó Australia là nước dẫn đầu với 154,6 triệu USD (30%), sau đó đến Mỹ 93,4 triệu USD (18%), rồi tới Campuchia 73,7 triệu USD (15%); Tây Ban Nha 59,8 triệu USD (12%) và Singapore 48,1 triệu USD (10%)...
Tác giả: Quang Thắng
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy