Tổng cục Thống kê vừa công bố số liệu về tình hình thương mại, xuất nhập khẩu 5 tháng đầu năm. Theo cơ quan này, Covid-19 diễn biến phức tạp ở một số địa phương làm ảnh hưởng tới hoạt động thương mại, vận tải và du lịch trong tháng 5. Tuy nhiên tính chung 5 tháng đầu năm, hoạt động thương mại, vận tải vẫn tăng so với cùng kỳ năm trước.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 5 tháng ước đạt hơn 262 tỷ USD, tăng 33% cùng kỳ. Nhưng cán cân thương mại đã có sự đảo chiều so với 4 tháng trước. Cán cân thương mại 4 tháng xuất siêu 1,63 tỷ USD, còn tháng 5 đã nhập siêu 2 tỷ USD. Tính chung 5 tháng, Việt Nam nhập siêu khoảng 369 triệu USD.
Về xuất khẩu, 5 tháng đầu năm ước đạt hơn 130 tỷ USD, tăng gần 31%. Khu vực kinh tế trong nước xuất khẩu 33 tỷ USD, tăng gần 17%, chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt gần 98 tỷ USD, tăng 36,3%.
Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu, nhóm công nghiệp nặng và khoáng sản chiếm hơn 54% kim ngạch, tăng 33%. Nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp đạt khoảng 47 tỷ USD. Nhóm hàng nông, lâm sản và thủy sản đạt lần lượt 9,7 và hơn 3 tỷ USD.
Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch 37,6 tỷ USD, tăng gần 50% so cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu sang Trung Quốc cũng tăng 26% lên hơn 20 tỷ USD. Các thị trường tiếp theo là EU (16 tỷ USD), ASEAN (11,5 tỷ USD), Hàn Quốc (8,9 tỷ USD).
Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa 5 tháng ước đạt 131,3 tỷ USD, tăng 36,4%. Trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập khẩu 45,8 tỷ USD, tăng 30,2%, còn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 85,5 tỷ USD, tăng gần 40%.
Về cơ cấu hàng hóa, nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm gần 94% tổng kim ngạch nhập khẩu, tăng gần 37%. Trong đó máy móc thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận tải và nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu chiếm chủ yếu.
Về thị trường, Trung Quốc vẫn là nơi nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 43,3 tỷ USD, tăng 53%. Đứng sau là Hàn Quốc, thị trường ASEAN, Nhật Bản, EU và Mỹ.
Về thương mại trong nước, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 5 ước tính đạt 393.600 tỷ đồng, giảm 3,1% so với tháng trước và giảm 1% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 5 tháng đầu năm nay, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt hơn 2 triệu tỷ đồng, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 6,27%.
Tác giả: Minh Sơn
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy