Nền kinh tế lớn thứ ba thế giới đang có kế hoạch xây dựng một vùng đệm chiến lược cho khí hóa lỏng (LNG), nhằm đảm bảo đủ nhiên liệu trong bối cảnh cạnh khủng hoảng năng lượng ngày càng trầm trọng ở châu Âu.
Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản cho biết, chính phủ nước này đang nhắm mục tiêu nhập khẩu ít nhất 840.000 tấn LNG mỗi năm theo kế hoạch này.
Kế hoạch này phản ánh mối lo ngại ở Tokyo về nguy cơ cắt giảm nguồn cung LNG trong tương lai. Tại châu Âu, giá khí đốt tự nhiên trong đã tăng vọt lên mức cao nhất từ trước đến nay sau khi Nga đóng cửa hầu hết các đường ống dẫn khí sang các nước trong khu vực sau khi tiến hành “chiến dịch quân sự đặc biệt” tại Ukraine.
Theo chính sách mới của Tokyo, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp sẽ kêu gọi một số nhà nhập khẩu thương mại lớn nhập khẩu thêm khí đốt vào nước này bắt đầu từ tháng 12/2023.
Trong trường hợp khẩn cấp, chính phủ có thể yêu cầu các nhà nhập khẩu đó chuyển khí đốt đến các địa điểm có nhu cầu cao nhất, chẳng hạn như các công ty năng lượng và khí đốt nhỏ hơn trong khu vực.
Trong điều kiện bình thường, các nhà nhập khẩu có thể bán LNG trên thị trường. Họ sẽ được hỗ trợ tài chính bởi từ một quỹ thuộc Cơ quan An ninh Năng lượng và Kim loại Nhật Bản (JOGMEC) phòng khi làm ăn thua lỗ. Nếu họ có lợi nhuận, họ sẽ trả lại tiền cho JOGMEC.
Nhật Bản đặt mục tiêu mua ít nhất 70.000 tấn LNG mỗi tháng cho vùng đệm chiến lược từ tháng 12 đến tháng 2 hàng năm, từ năm 2023 đến tháng 2/2024. Về lâu dài, quốc gia này đặt mục tiêu nhập khẩu ít nhất 12 chuyến hàng mỗi năm cho vùng đệm chiến lược.
Nhật Bản nhập khẩu gần như toàn bộ dầu, khí đốt và than đá. Năm 2021, quốc gia này nhập khẩu 74 triệu tấn LNG, khoảng 9% trong số đó đến từ Nga. Nguy cơ gián đoạn nguồn cung từ Nga có thể khiến Nhật Bản phải chuyển sang thị trường giao ngay, đôi khi có giá cao hơn. Do đó, quốc gia này đã đa dạng hóa thị trường nhập khẩu LNG, và đặc biệt tìm đến Mỹ trong những năm gần đây.
Chiến lược vùng đệm là một phần trong nỗ lực lớn hơn của Tokyo nhằm đảm bảo khả năng tiếp cận năng lượng của người dân và doanh nghiệp trong trường hợp nguồn cung bị cạn kiệt.
Tác giả: Nguyễn Tuyết/ Theo WSJ, Bloomberg
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy