Dòng sự kiện:
Nhật Bản : Lò phản ứng ngừng hoạt động, đồng Yên trượt giá thê thảm
19/09/2014 11:47:52
ANTT.VN - Kể từ khi lò phản ứng của đất nước mặt trời mọc ngừng hoạt động gần 1 năm trở về trước, tăng trưởng kinh tế Nhật Bản đã suy giảm 7,1%, thấp nhất kể từ tháng 9 năm 2009.

Hy vọng đưa lò phản ứng hạt nhân trở lại hoạt động của thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang ngày càng trở nên mong manh kể từ khi lò phản ứng của đất nước mặt trời mọc ngừng hoạt động gần 1 năm trước, giá nhập khẩu nhiên liệu đã leo thang chóng mặt, khiến cho thâm hụt thương mại của Nhật Bản trờ nên ngày càng trầm trọng hơn. Điều này đã khiến nền kinh tế Nhật suy giảm 7,1%, tồi tệ nhất kể từ tháng 9 năm 2009. 

Lò phản ứng hạt nhân ngừng hoạt động gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Nhật Bản (Ảnh: internet)

Thủ tướng Abe đã phải đối mặt với sự phản đối mãnh liệt của công chúng vì đã cho khôi phục lại 48 lò phản ứng hạt nhân của Nhật Bản. Rõ ràng, người dân Nhật vẫn chưa thể quên đi vụ rò rỉ hạt nhân của nhà máy Fukushima vào năm 2011, năm xảy ra vụ động đất và sóng thần tàn phá đất nước. Kể từ tháng 9 năm 2013, Nhật Bản đã phải sống trong cảnh không có năng lượng hạt nhân.

Cơ quan giám sát hạt nhân Nhật Bản, đơn vị chịu trách nhiệm giám sát nền công nghiệp hạt nhân của Nhật Bản, đang có những bước đi đầu tiên để tái khởi động những lò phản ứng hạt nhân. Tuy nhiên, Cho đến gân đây, mới chỉ có nhà máy Kyushu ở phía đông nam đã sẵn sang đi vào hoạt động. Ông Yuji Nishiyama, chuyên gia phân tích của JP Morgan Chase, đánh giá rằng chỉ có một nửa trong số 48 nhà máy hạt nhân sẽ hoạt động trở lại vào năm 2018.

Chi phí  gia tăng
Trong vòng 5 năm, 12 nhà máy hạt nhân sẽ kỷ niệm “ sinh nhật “ lần thứ 40, chạm ngưỡng tuổi thọ  tối đa mà chính quyền Nhật Bản cho phép. Trong khi đó, 4 nhà máy cách Fukushima chỉ 6 dặm có thể sẽ không còn khả năng hoạt động. Chi phi duy tu  và bảo dưỡng nhà máy Fukushima có thể lên tới 12 tỷ đô la mỹ, điều đã được xác định từ trước.

Trước khi xảy ra động đất, các nhà máy điện hạt nhân  chiếm khoảng 1/3 tổng sản lượng điện của Nhật Bản. Với việc đóng cửa các nhà máy hạt nhân, Nhật Bản giờ phải nhập khẩu điện từ nước ngoài để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ trong nước. Từ năm 2011 đến năm 2013, cán cân thương mại của Nhật đã thâm hụt 18,1 ngàn tỷ yên ( khoảng 169 tỷ đô la Mỹ ). Trong số đó, 10 ngàn tỷ yên là do việc nhập khẩu năng lượng, tương đương 55%. Và như một lẽ tất nhiên, từ năm 2012,, cán cân thương mại của Nhật Bản luôn ở trong tình trạng mất cân bằng trầm trọng..

“Giá cả leo thang đã tác động đến các gia đình Nhật và cả nền kinh tế Nhật" – Tổng thư ký nội các Nhật Bản Yoshihide Suga phát biểu. “ Do đó, việc tái khởi động lại các nhà máy là điều bắt buộc phải làm “. Ông Suga cho biết thêm.

Áp lực đè lên đồng Yên

Chính sách của thủ tướng Abe có thể gây ra một số vấn đề. Một trong số những ưu tiên  của thủ tướng Abe khi nhậm chức là giảm giá đồng Yên, và tăng khả năng cạnh tranh trên lĩnh vực xuất khẩu. Kể từ cuối tháng 11 năm 2012, đồng Yên đã giảm 23% so với đồng Đô la Mỹ, khiến cho giá nhập khẩu trở nên tăng cao hơn, và chiếm một tỷ trọng cao hơn trong cán cân thương mại, thay vì chỉ chiếm 7.7% thâm hụt thương mại.

Thâm hụt thương mại đã dẫn đến thâm hụt ngân sách nhà nước. do một lượng lớn các khoản đầu tư từ nước ngoài cũng như hàng hóa xuất khẩu suy giảm.

Mô hình xuất khẩu

Do giá nhập khẩu nhiên liệu tăng cao, ngân sách Nhật Bản đã thâm hụt khoảng 3,9 tỷ đô la Mỹ trong tháng 6. Nếu như tình trạng này còn tiếp diễn, áp lực sẽ đè lên đồng Yên ngày càng lớn, dẫn tới lãi suất ngày càng tăng, và ngân sách nhà nước ngày càng bị tác động tiêu cực. Hiện nay, nợ quốc gia đã tương dương 244% tổng GDP Nhật Bản và được dự báo sẽ còn tăng trong thời gian tới.

Mô hình xuất khẩu của các công ty Nhật Bản đang bị tan rã trong nhiều năm trở lại đây. JVC, một nhà sản xuất có tiếng ở Nhật cho biết nếu đồng Yên cứ tiếp tục giảm như thế này, khó khăn sẽ còn lớn hơn gấp bội. Chi phí sản xuất ngày càng cao, còn đồng Yên thì ngày càng giảm, khiến cho công ty này đã phải gánh chịu một khoản chi phí rất lớn, đặc biệt là ở thị trường Đông Nam Á.

Cuộc cạnh tranh nhiên liệu hóa lỏng

Khối lượng xuất khẩu của Nhật Bản gần như không thay đổi kể từ tháng 9 năm 2012, bất chấp sự trượt giá của đồng Yên. “ Hầu hết các công ty lớn của Nhật đã chuyển trọng tâm hoạt động sang nước ngoài sau nhiều năm chứng kiến một đồng yên khỏe mạnh “, ông  Junzo Tamamizu, chủ tịch công ty năng lượng Clavis cho biết.

Hơn nữa, các công ty năng lượng của Nhật Bản còn gặp thách thức khi đối đầu với các công ty nước ngoài trong lĩnh vực nhập khẩu. “ Trung Quốc đang có nhu cầu tiêu thụ ngày càng lớn, và họ đang gây sức ép đòi Nhật Bản, nhà xuất khẩu khi thiên nhiên hóa lỏng số 1 thế giới phải giảm giá “. Chuyên gia của Bloomberg, ông Joseph Jacobelli cho biết.

Dù Nhật có tái khởi động các lò hạt nhân hay không, thị trường trong nước cũng sẽ bị tác động rất lớn. Hiện nay, 9 công ty năng lượng lớn ở Nhật Bản kiểm soát toàn bộ thị trường này. Tuy nhiên, đến tháng 4 năm 2016, sẽ có nhiều công ty hơn được tham gia cung cấp năng lượng. Điều này sẽ làm giảm giá năng lượng ở đất nước này, và đi kèm theo đó là nhiều công nghệ mới . Và đương nhiên, người tiêu dùng ở Nhật sẽ là người được hưởng nhiều lợi nhất.

Theo Bloomberg

Linh Trang (biên dịch)

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến