Ngoài ra, vì giá vốn bỏ ra chỉ tăng 45%, nên lợi nhuận gộp thu về hơn 110 tỷ đồng - trong khi cùng kỳ lỗ gộp hơn 7 tỷ đồng.
Chi phí tài chính trong quý giảm sâu đến 24 tỷ đồng so với cùng kỳ, còn 81 tỷ đồng, chủ yếu nhờ tiết giảm chi phí lãi vay. Dư nợ thuê tài chính ngắn hạn cuối kỳ còn 1.404 tỷ đồng, giảm 504 tỷ đồng so với đầu kỳ và dư vay nợ thuê tài chính dài hạn cũng giảm gần 300 tỷ đồng, còn 2.069 tỷ đồng. Tổng vay nợ thuê tài chính ngắn và dài hạn đến cuối quý còn hơn 3.470 tỷ đồng.
Đây là nguyên nhân dẫn đến Nhiệt điện Cẩm Phả quý thứ 2 liên tiếp có lãi sau 5 quý lỗ triền miên.
Tính chung 6 tháng đầu năm doanh thu Nhiệt điện Cẩm Phả đạt 2.207 tỷ đồng, tăng 37,6% so với nửa đầu năm ngoái và hoàn thành 49% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế đạt 35,3 tỷ đồng, cải thiện hơn rất nhiều so với số lỗ hơn 201 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái, đồng thời giảm lỗ lũy kế xuống còn 1.040 tỷ đồng. Số lãi này cũng giúp Nhiệt điện Cẩm Phả vượt xa chỉ tiêu lợi nhuận gần 2,4 tỷ đồng mà công ty đặt ra cho cả năm.
Tổng cộng tài sản Nhiệt điện Cẩm Phả đến cuối quý 2 giảm 250 tỷ đồng so với đầu năm, còn 6.876 tỷ đồng.
Trước đó, vào năm 2018, nhà máy này chỉ ghi nhận 754 tỷ đồng doanh thu trong quý III từ hoạt động cung cấp điện, giảm hơn 10%. Giá vốn tăng hơn 5% và chi phí vận hành tăng mạnh khiến nhà máy lỗ tới 102 tỷ. Trong khi cùng kỳ năm ngoái vẫn lãi hơn 69 tỷ.
Lũy kế 9 tháng, Nhiệt điện Cẩm Phả đã lỗ tới 303 tỷ đồng.
Lý giải về khoản lỗ, lãnh đạo nhà máy cho biết thời gian qua vào mùa mưa nên nguồn điện không được huy động, dẫn đến sản lượng thấp và nhiều tổ máy vào kỳ sửa chữa. Trong khi đó, công ty vẫn phải chịu các khoản chi phí cố định như khấu hao, lãi vay, chênh lệch tỷ giá...
Vận hành từ nhiều năm nay nhưng hoạt động của nhà máy này liên tục trồi sụt. Trong khi những năm có lợi nhuận dương chỉ vài chục tỷ thì những năm thua lỗ con số lại lên tới vài trăm tỷ khiến nhà máy đang lỗ lũy kế tới 965 tỷ đồng.
CTCP Nhiệt điện Cẩm Phả được thành lập vào 11/2002 với vốn điều lệ ban đầu 718 tỷ đồng do 5 cổ đông sáng lập góp vốn. Đó là là TCT Than Việt Nam (VINACOAL), TCT Lắp máy Việt Nam (LILAMA), TCT Xây dựng Công nghiệp VN (VINAINCON), TCT Xây dựng và phát triển hạ tầng (LICOGI), TCT Xuất Nhập khẩu xây dựng VN (VINACONEX).
Sau đó, NCP trở thành công ty đại chúng vào ngày 22/04/2010. Vốn điều lệ đăng ký là gần 2.180 tỷ và vốn điều lệ thực góp khoảng 1.970 tỷ đồng. Ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất, truyền tải và phân phối điện; đầu tư xây dựng, quản lý vận hành nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả và bán điện cho hệ thống Quốc gia.
Nhà máy Nhiệt điện Cẩm Phả 1 được khởi công xây dựng tháng 4/2006 và bắt đầu phát điện thương mại tháng 8/2010. Công ty bắt đầu tham gia vào thị trường phát điện cạnh tranh từ tháng 6/2012. Đến tháng 5/2015 Nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả 2 cũng chính thức phát điện thương mại.
Khánh Linh (T/h)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy