Giữa lúc ngành điện liên tục kêu thiếu vốn, khó xoay xở đồng vốn để tập trung đầu tư các dự án sản xuất kinh doanh điện phục vụ nhân dân, nhưng Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) vẫn có những khoản vốn vay bất hợp lý, điều tiết đồng vốn trong nội bộ còn nhiều bất cập.
Được biết, khi đầu tư xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại 2, EVN đã cho doanh nghiệp này vay khoảng 40 tỷ Yên từ nguồn vốn ODA của Nhật Bản. Khi đó, Nhiệt điện Phả Lại là đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc EVN, khi cho vay vốn ODA, Bộ Tài chính không cho phép vay trực tiếp mà phải qua EVN- đơn vị đầu mối quản lý ngành điện để đảm bảo chất lượng sử dụng vốn. Đến tháng 12/2006 tiến hành cổ phần hóa thành Công ty CP Nhiệt điện Phả Lại (PPC), khoản vay vốn trên thực chất là thỏa thuận của 2 doanh nghiệp độc lập, thời hạn trả 22 năm 6 tháng.
Nhưng tại sao vốn ODA lại phải đi lòng vòng trong khi lỗ lũy kế của EVN tính đến 31/12/2013 lên tới 19.877 tỷ đồng, doanh nghiệp vẫn chấp nhận khoản chi phí tài chính cao vượt bậc như vậy. Không kiểm soát được chi phí, giá thành ngành điện tăng cao mà sử dụng nguồn vốn không đạt hiệu quả, thế nhưng, EVN cứ có dịp lại “kêu than” giá cả không phản ánh được giá vốn, yêu cầu Nhà nước và Chính phủ tạo điều kiện.
Đối với Nhiệt điện Phả Lại, việc ôm khoản vốn vay ưu đãi cũng gây áp lực lớn lên kết quả kinh doanh. Sau khi nhà máy đi vào hoạt động ổn định và có lãi, khoản vốn khấu hao dư thừa nên Phả Lại phải đầu tư vào các dự án để bù lỗ do chênh lệch tỷ giá đồng Yên.
Áp lực từ vốn vay ODA, tình hình kinh doanh của PPC thua lỗ
Theo báo cáo kết quả kinh doanh những năm gần đây của PPC, doanh nghiệp này liên tục phải trả khoản chi phí tài chính lớn, lỗ do chênh lệch tỷ giá đồng Yên. Chi phí lãi vay 6 tháng đầu năm 2014 lên đến 74 tỷ đồng, giảm 10% so với cùng kì năm ngoái (82,6 tỷ đồng). Khoản nợ vay ODA bằng đồng Yên rất lớn, Nhiệt điện Phả Lại đã phải chịu khoản lỗ chênh lệch tỷ giá không nhỏ. Đơn cử, năm 2008 bị lỗ chênh lệch tỷ giá hơn 1.543 tỷ đồng, năm 2010 lỗ 836 tỷ đồng, năm 2011 lỗ 604 tỷ đồng… Đây cũng là một nguyên nhân kéo giảm lợi nhuận hàng năm.
Trước tình hình đó, cùng với những dự án đầu tư triền miên liên tục chậm tiến độ thi công, EVN cần xem xét lại quyết định về nguồn vốn, quản lý đồng vốn mà Nhà nước giao cho có hiệu quả. Từ đó có thế giảm bớt áp lực cho các đơn vị, doanh nghiệp con tập trung vào nhiệm vụ chính là sản xuất phân phối lưới điện quốc gia.
Hoa Liên
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy