Bất cập giá vật liệu xây dựng
Ngày 13/12, tại kỳ họp thứ 24, HĐND tỉnh Thanh Hóa nhiệm kỳ 2021-2026, ông Cao Tiến Đoan, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, đã nêu ra những vấn đề lớn mà cộng đồng doanh nghiệp trong tỉnh đang phải đối mặt, đồng thời đề nghị lãnh đạo tỉnh sớm có giải pháp tháo gỡ.
Ông Đoan nhấn mạnh, giá vật liệu xây dựng hiện là mối quan tâm lớn nhất đối với các doanh nghiệp và nhà đầu tư. Nguyên nhân chính là sự chênh lệch giữa giá thông báo của tỉnh và giá thực tế, cùng với việc cấp phép khai thác vật liệu tại các mỏ còn thấp hơn nhiều so với nhu cầu. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ các dự án đầu tư xây dựng.
Kỳ họp thứ 24 HĐND tỉnh Thanh Hóa
Một vấn đề khác được ông Đoan thẳng thắn chỉ ra là tình trạng doanh nghiệp bị coi là nợ đọng tiền đất. Trên thực tế, nhiều dự án vẫn đang trong giai đoạn rà soát pháp lý do UBND tỉnh giao cho các sở, ngành thực hiện, dẫn đến việc chưa thể bàn giao đất cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, cơ quan thuế vẫn áp dụng thu tiền sử dụng đất, đồng thời phạt chậm nộp và treo nợ. Điều này không chỉ gây khó khăn cho doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và hoạt động sản xuất kinh doanh của họ.
Ông Đoan đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa xem xét, chỉ đạo giải quyết kịp thời, tránh tình trạng thiếu liên thông và đồng bộ giữa các ngành.
Doanh nghiệp thành lập nhưng không hoạt động: Cần giải pháp thực chất
Theo thống kê, tỉnh Thanh Hóa có khoảng 38.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập nhưng chỉ 21.000 doanh nghiệp thực sự hoạt động và phát sinh doanh thu. Khoảng 17.000 doanh nghiệp còn lại không hoạt động, gây lãng phí nguồn lực. Ông Đoan đặt câu hỏi: “Liệu các doanh nghiệp này chưa tiếp cận được thị trường, chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, hay việc thành lập doanh nghiệp chỉ nhằm đạt chỉ tiêu kế hoạch?”
Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh đề nghị lãnh đạo tỉnh có giải pháp cụ thể để hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và doanh nghiệp khởi nghiệp, hoạt động hiệu quả hơn.
Ông Đoan cũng cho rằng, mặc dù Thanh Hóa đã có nhiều cải tiến trong cải cách hành chính, vẫn còn tình trạng nhiều văn bản chỉ đạo chung chung, không rõ ràng. Điều này khiến nhiều dự án đang triển khai phải tạm dừng để rà soát pháp lý, gây khó khăn cho cả chính quyền và doanh nghiệp, làm chậm tiến độ đầu tư.
Thanh Hóa đã được phép áp dụng cơ chế đặc thù theo Nghị quyết 58 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 37 của Quốc hội. Tuy nhiên, sau 4 năm thực hiện, cộng đồng doanh nghiệp chưa thấy rõ sự chuyển biến tích cực trong môi trường đầu tư kinh doanh hoặc chính sách hỗ trợ dành cho doanh nghiệp.
Thay mặt cộng đồng doanh nghiệp, ông Đoan đề nghị tỉnh cần có phương hướng, nhiệm vụ cụ thể trong vận hành Nghị quyết 58, đảm bảo tính hiệu quả và mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, nhà đầu tư trong thời gian tới.
Lương Diễn
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy