Đến thời điểm ngày 24/7, Yên Bái vẫn là một trong những địa phương bị thiệt hại về người lớn nhất. Đã có 27 người thương vong, trong đó có 15 người đã tử vong, 20 người bị thương...
Trong một nỗ lực không ngừng, Công an tỉnh Yên Bái phối hợp với các lực lượng chức năng vẫn đang từng ngày, từng giờ nỗ lực tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích, khắc phục hậu quả thấp nhất do mưa lũ gây ra.
Công an tỉnh Yên Bái giúp dân khắc phục hậu quả mưa, lũ.
Trong thảm họa của thiên nhiên, không ít cán bộ Công an dù nhà cửa bị lũ cuốn trôi vẫn sát cánh cùng đồng đội; lực lượng quân đội và chính quyền địa phương khắc phục hậu quả do bão, lũ gây ra.
Trong tỉnh Yên Bái, huyện Văn Chấn là địa phương bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi cơn bão số 3 và hoàn lưu mưa lớn trên diện rộng gây ra.
Từ trước khi bão và hoàn lưu bão Sơn Tinh đổ bộ và cơn lũ kinh hoàng kéo về, Công an huyện Văn Chấn đã tăng cường cán bộ đến 31 xã thị, trấn; di rời bà con ra khỏi vùng hiểm yếu, vùng trũng thấp, có nguy cơ cao về sạt lở.
Nhưng nửa đêm về sáng, lũ kéo về kết hợp với mưa lớn nên tất cả đều không lường được sự tàn phá khốc liệt của thiên nhiên. Chỉ trong một đêm, 3 bản của xã Sơn Lương, với khoảng 70 nóc nhà đã chìm trong biển nước, 3 người đã chết và mất tích; các xã khác cũng bị thiệt hại nặng nề...
Con đường vào các bản Sùng đô, An Đô, Nậm Mười, Sơn Lương..., thường ngày đi lại đã khó khăn, bởi các ngầm suối nay lại bị chia cắt bởi lũ dữ tàn phá càng thêm gian nan. 3h sáng 19/7, ngay sau khi nhận được tin, Công an huyện Văn Chấn đã triển khai lực lượng xuống địa bàn.
Trong cơn mưa trắng trời, các cán bộ giao thông trở thành hoa tiêu chỉ đường; cảnh báo, phân luồng, đảm bảo an toàn giao thông... 7 sáng hôm sau, mưa đã ngớt nhưng thiệt hại đối với người dân nơi đây thì không thể kể hết bằng lời. Con số người vong ngày càng tăng lên, theo số liệu thống kế đến nay chết và mất tích 8 người; trên 500 ha ruộng đã bị mất trắng, trị giá tài sản thiệt hại tính đến thời điểm này lên tới 92 tỷ đồng.
Mặc dù Tỉnh ủy, UBND tỉnh Yên Bái phối hợp với UBND huyện Văn Chấn đã chỉ đạo các đơn vị giao thông làm thêm giờ, thêm thời gian để thông đường nhưng đến thời điểm này, hai xã An Lương và Nậm Mười, các phương tiện vẫn chưa thể vào được vì sạt lở lớn, có những đoạn đường mất cả tà luy dương và tả luy âm, việc khắc phục thiệt hại không chỉ trong ngày một ngày hai.
Trong những ngày qua, 108 cán bộ Công an xã phối hợp với Công an huyện Văn Chấn đã có mặt ở các địa bàn. Ở những nơi bị thiệt hại nặng nề do bão, lũ gây ra, đồng chí phó trưởng Công an huyện trực tiếp phụ trách, đảm bảo giữ gìn an ninh trên tự trên địa bàn; cùng với chính quyền địa phương, cấp phát gạo, không để người dân bị thiếu đói, phòng ngừa dịch bệnh.
Cán bộ Công an huyện cũng đã duy trì đảm bảo an ninh trật tự; đưa, đón các đồng chí lãnh đạo tỉnh, các đoàn cứu trợ vào vũng lũ an toàn; đồng thời đảm bảo không để xảy ra thêm một trường hợp nào người dân thương vong do người dân ra suối vớt củi, bắt cá...
Đại tá Hà Anh Tuấn, Trưởng Công an huyện Văn Chấn chia sẻ với chúng tôi: Hiện nay, 3 tổ công tác của Công an huyện đang nằm ở 3 xã bị thiệt hại nặng nề nhất là An Lương, Nậm Mười và Sùng Đô...
Trong đó, có những nhà đồng chí gia đình bị ảnh hưởng nặng nề trong đợt lũ vừa qua như đồng chí Bàn Tòn Tén, cán bộ Đội An ninh, Công an huyện Văn Chấn, nhà bị lũ cuốn trôi nhưng đến nay vẫn chưa thể về nhà.
Trong những ngày qua, đồng chí Bàn Tòn Tén và các cán bộ người đồng bào vẫn cắt rừng, đưa các đoàn công tác của trung ương, của tỉnh vào địa bàn. Những con đường rừng dốc ngược, vào những ngày mưa nhão nhoét, vắt nhảy xung quanh chỉ theo bước chân trâu mà đi, nếu không có cán bộ người địa phương thông thuộc địa bàn thì chỉ có lạc trong rừng.
Vất vả là thế nhưng nụ cười vẫn vảng vất trên môi của những cán bộ Công an được giao nhiệm vụ. Cuộc sống trên núi cao có lẽ đã tạo cho họ sự hồn hậu, vững vàng nhưng vô cùng dung dị và đáng trân trọng. Họ đã hoàn thành hoàn thành yêu cầu của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão của tỉnh, của huyện giao cho...
Trong cơn hoạn nạn, tình người của những người Mông, người Dao, người Tày đã khiến các cán bộ Công an nơi đây như thêm nghị lực. Trong khó khăn, họ vẫn đùm bọc, cưu mang, nhường cơm, sẻ áo cho nhau...
Đến thời điểm này, lương thực của Chính phủ chưa vào được một số xã nhưng người dân một số xã bị cô lập vẫn chưa một ngày bị đói. Tiền của Chính phủ cấp cho mỗi người chết được 10 triệu đồng, các nhà bị trôi hết là 25 triệu đồng... và còn nhiều nhu yếu phẩm cần thiết khác nhưng bà con gạo còn chưa lấy, tiền chưa dùng đến vẫn gửi nhờ ở két sắt của UBND xã, để chờ dựng lại nhà, ổn đỉnh định cuộc sống. Đành rằng thiệt hại do thiên tai là bất khả kháng.
Có cụ già nói chưa bao giờ có lũ to thế nhưng sự dung dị, chân thành, mộc mạc của người dân nơi đây; của những cán bộ Công an là người đồng bào được giao nhiệm vụ khiến bao nỗi vất vả chợt như tan biến.
Được biết, để khắc phục đến mức thấp nhất các thiệt hại do mưa, bão gây ra, hiện nay, Công an tỉnh Yên Bái đã cử một đồng chí Phó giám đốc Công an tỉnh là thành viên Sở chỉ huy hiện trường, tiếp tục công tác tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả do mưa lũ, sạt lở đất tại các huyện Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Yên và Trấn Yên.
Cùng với đó, tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết trong thời gian tới, đặc biệt là dự báo về mưa lớn, dông, lốc, ngập lụt, các bản tin thời tiết về mực nước sông Hồng, sông Thi và các nhánh suối trên địa bàn của tỉnh để chủ động có phương án phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ theo phương châm “4 tại chỗ”.
Trong 2 ngày 23 và 24/7, Công an tỉnh Yên Bái tiếp tục huy động 623 lượt cán bộ, chiến sỹ trực tiếp tìm kiếm nạn nhân bị lũ cuốn trôi trên sông Hồng, suối Thia, và các nhánh suối; thăm hỏi, động viên các gia đình có người bị chết, mất tích, người bị thương, mất mát tài sản; giúp người dân ổn định tâm lý và cuộc sống.
Đến nay, Công an tỉnh Yên Bái phối hợp với lực lượng quân đội nhân dân, chính quyền địa phương đã giải cứu dược 10 người mất tích tại Văn Chấn (trong đó giải cứu được 7 người bị cô lập hoàn toàn) đưa đến nơi an toàn; tìm thấy 7 người mất tích vẫn còn sống tại Văn Chấn.
Huyện Văn Yên tìm thấy thi thể 2 nạn nhân mất tích do lũ cuốn trôi. Nạn nhân đầu tiên được tìm thấy vào khoảng 19h15 ngày 22/7 là chị Hoàng Thị Phương (20 tuổi), thôn Khe Ván, xã Quang Minh. Nạn nhân thứ 2 là anh Nguyễn Hoàng Thái (27 tuổi), thôn Khe Voi, xã Đông An, huyện Văn Yên được tìm thấy vào khoảng 7h30 ngày 24/7. Như vậy, đến ngày 24/7 vẫn còn một nạn nhân mất tích chưa tìm thấy là bà Giàng Thị Na (62 tuổi), thôn Khe Đâm, xã Mỏ Vàng do lũ cuốn vào nhà khi đang ngủ. |
Theo Công an nhân dân
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy