Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh năm 2017. Ảnh: AFP
Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình đã thống nhất tạm dừng leo thang căng thẳng trong chiến tranh thương mại sau khi cùng gặp gỡ bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G-20) ở Argentina cuối tuần qua. Theo Nhà Trắng, thời hạn 90 ngày được đưa ra để hai quốc gia duy trì các cuộc đàm phán.
Thị trường lập tức khởi sắc trước thông tin hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đình chiến thương mại nhưng kênh CNBC (Mỹ) đánh giá sự lạc quan này sẽ không kéo dài lâu.
Theo CNBC, ngay trong nội bộ Nhà Trắng đã có quan ngại rằng Mỹ và Trung Quốc sẽ không thể tìm tiếng nói chung trong thời hạn 90 ngày và cuộc chiến tranh thương mại giữa hai quốc gia sẽ kiến kinh tế toàn cầu giảm tốc.
Ông Adam Triggs tại Đại học Quốc gia Australia đánh giá rằng có nhiều lý do để không bằng lòng với thỏa thuận đình chiến này. Ngày 4/12, ông Triggs nhận định với CNBC: “Thỏa thuận là một sai lầm bởi nó ảnh hưởng tới hệ thống thương mại toàn cầu, chuyển thướng giao dịch từ những quốc gia khác và không thể giảm được nhập siêu của Mỹ”.
Nhà Trắng công bố rằng “Trung Quốc chấp nhận ngay lập tức mua các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ”. Theo ông Triggs, đây là bằng chứng thỏa thuận đình chiến sẽ ảnh hưởng tới những quốc gia khác. “Trung Quốc hiện đang mua sản phẩm nông nghiệp từ nhiều quốc gia… Nếu Trung Quốc buộc phải mua thêm nông phẩm Mỹ thì điều này sẽ gây ảnh hưởng cho những nước khác”, ông Triggs nhấn mạnh.
Ông Triggs khẳng định nếu Tổng thống Trump muốn xử lý thói quen thương mại không công bằng của Trung Quốc thì nhà lãnh đạo Mỹ nên hợp tác chặt chẽ với các đồng minh để cùng tạo tiếng nói.
Sau cuộc họp ngày 1/12, Trung Quốc và Mỹ không đưa ra tuyên bố chung. Nhiều nhà quan sát đánh giá có thể xuất hiện hai luồng nhìn nhận khác nhau giữa Mỹ và Trung Quốc về kết quả cuộc họp này.
Ông Stephen Nagy tại Đại học Cơ đốc giáo Quốc tế (trụ sở ở Tokyo, Nhật Bản) cho rằng cả Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình đều đi đến thỏa thuận đình chiến do áp lực mà họ phải đối mặt trong nước khi chiến tranh thương mại nóng lên.
Ông Nagy cũng đánh giá thỏa thuận đình chiến này không đồng nghĩa với viễn cảnh Mỹ-Trung đạt được thống nhất ý nghĩa trong tương lai. “Sau đình chiến trong 90 ngày, căng thẳng thương mại sẽ tiếp diễn và có khả năng nghiêm trọng hơn”, ông Nagy dự đoán.
Theo báo Tin tức
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy