Tập đoàn này chính thức giải thể hồi tháng 3-2021 và để lại khoản nợ 3,5 tỉ USD, đồng thời dẫn đến vụ kiện tụng lớn hiếm thấy ở đảo quốc sư tử.
Trong số hơn 20 ngân hàng có làm ăn với Hin Leong, ít nhất 4 ngân hàng đã nộp đơn kiện gia tộc họ Lim, gồm Rabobank (Hà Lan), Natixis SA (Pháp), HSBC (Anh) và Ngân hàng Trung Quốc.
Chưa hết, các chủ nợ còn đang "săn" tài sản của gia tộc họ Lim ở nhiều nơi, từ Trung Quốc cho đến Úc. Bên cạnh việc thuê người "đào bới" số tài sản trên, theo Reuters, một số chủ nợ còn có bước đi khác thường là chia sẻ cho nhau thông tin về nỗ lực tìm kiếm của họ.
Các quản tài viên được tòa án chỉ định dự kiến cũng đề nghị Tòa án cấp cao Singapore đóng băng tài sản của gia tộc họ Lim ở trong và ngoài nước, trong đó có biệt thự, cổ phiếu...
Ông Lim Oon Kuin. Ảnh: Reuters
Sau khi nộp đơn xin bảo hộ phá sản hồi tháng 4-2020, Công ty Hin Leong không thể tái cấu trúc món nợ khủng nói trên trong bối cảnh dịch Covid-19 khiến giá dầu lao dốc.
Các chủ nợ chỉ mới thu hồi được khoản 270 triệu USD từ Công ty Hin Leong đã sụp đổ. Giờ đây, họ đang nhắm đến tài sản của ông Lim Oon Kuin (nhà sáng lập công ty), con trai Evan Lim và con gái Lim Huey Ching.
Một nguồn tin nói với Reuters rằng công ty trên không cò nhiều tiền nhưng gia tộc họ Lim vẫn còn nhiều tài sản.
Một siêu tàu chở dầu của Hin Leong. Ảnh: Reuters
Các luật sư cho biết bản thân các lãnh đạo doanh nghiệp thường không phải chịu trách nhiệm về khoản nợ của công ty đăng ký hoạt động tại Singapore. Tuy nhiên, kịch bản này có thể xảy ra nếu có hành vi gian lận.
Ông Lim Oon Kuin vào năm ngoái thừa nhận đã ra lệnh không công khai khoản lỗ hàng trăm triệu USD trong vài năm.
Các công tố viên Singapore gần đây đã buộc tội ông Lim Oon Kuin vì quyết định che giấu khoản thua lỗ của công ty, cũng như dự kiến sắp buộc ông này thêm tội giả mạo giấy tờ. Dù vậy, các chủ nợ dự báo cuộc chiến pháp lý liên quan đến Công ty Hin Leong sẽ kéo dài, nhất là khi ông Lim Oon Kuin được cho là đang có sức khỏe không tốt.
Công ty Hin Leong ra đời năm 1963 và từng là một trong những tập đoàn sở hữu các tàu chở dầu lớn nhất thế giới trước khi sụp đổ.
Tác giả: Phương Võ
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy