Tính đến 16/6/2018, tổng tài sản Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) đạt 91%, huy động vốn đạt 88% và lợi nhuận trước thuế đạt 97,3% kế hoạch cả năm.
Trước đó, kết thúc quý I/2018, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước trích dự phòng rủi ro của Nam A Bank là gần 152 tỷ đồng, gấp 13,8 lần cùng kỳ năm ngoái. Mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2018 của Ngân hàng là 320 tỷ đồng.
Theo Tổng giám đốc Nam A Bank, ông Trần Ngọc Tâm, bằng những nguồn nhân lực đã được thiết lập, cùng kế hoạch rõ ràng, Ngân hàng tự tin năm 2018 sẽ đạt mức tăng trưởng cao, tạo tiền đề cho việc thực thi mục tiêu chiến lược giai đoạn 2018 - 2020.
6 tháng đầu năm 2018, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) báo lãi trước thuế 1.024 tỷ đồng, tăng 541 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, quý II/2018, Ngân hàng đạt lợi nhuận trước thuế 512 tỷ đồng. Tính đến hết tháng 6/2018, TPBank có tổng tài sản trên 126.500 tỷ đồng.
Vốn điều lệ của Ngân hàng đã tăng lên mức 6.718 tỷ đồng, tăng thêm 876 tỷ đồng từ việc phát hành riêng lẻ 87,6 triệu cổ phiếu, tương đương 15% vốn điều lệ, là một phần trong tổng số 2.190 tỷ đồng thu về từ đợt phát hành cổ phiếu trong tháng 6 vừa qua.
Tổng vốn huy động đến cuối tháng 6/2018 của Ngân hàng đạt gần 113.800 tỷ đồng, trong đó vốn huy động trên thị trường 1 đạt gần 82.000 tỷ đồng, tăng 11% so với cuối năm 2017. Kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2018 của Ngân hàng là 2.200 tỷ đồng (năm 2017 đạt hơn 1.200 tỷ đồng).
Tín dụng của TPBank tăng trưởng gần 14% so với cuối năm 2017, tổng dư nợ đạt gần 81.150 tỷ đồng. Chất lượng tín dụng được kiểm soát, nợ xấu dưới 1%.
Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (VIB) báo lãi trước thuế 1.151 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2018, gấp 3 lần cùng kỳ năm 2017. Đóng góp quan trọng nhất vào sự tăng trưởng lợi nhuận của VIB là hoạt động ngân hàng bán lẻ, với doanh thu tăng 100% so với cùng kỳ.
Mặt khác, chất lượng tín dụng được cải thiện, chi phí dự phòng duy trì ở mức thấp là 234 tỷ đồng. Dư nợ tín dụng đạt 91.700 tỷ đồng, huy động vốn đạt 83.168 tỷ đồng, lần lượt tăng 8,94% và 7,1% so với đầu năm. Các chỉ số an toàn được Ngân hàng quản trị chặt chẽ, với tỷ lệ huy động ngắn hạn cho vay trung - dài hạn ở mức 40,7% (quy định tối đa là 45%), dư nợ cho vay so với tổng tiền (LDR) ở mức 75,7% (quy định tối đa là 80%), tỷ lệ nợ xấu ở mức 2,3%.
Hệ số an toàn vốn (CAR) của Ngân hàng duy trì ở mức cao 12,25%, vốn chủ sở hữu đạt 9.669 tỷ đồng. Hệ số chi phí/doanh thu (CIR) giảm từ 65% xuống 49%. VIB dự báo, lợi nhuận trước thuế cả năm 2018 có thể vượt 2.500 tỷ đồng, cao hơn 25% so với chỉ tiêu Đại hội đồng cổ đông giao từ kỳ họp thường niên đầu năm.
Một số ngân hàng quy mô vừa và nhỏ khác chưa công bố kết quả kinh doanh quý II/2018, nhưng theo kết quả kinh doanh quý I thì khả năng hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch lợi nhuận năm 2018 thấp hơn, thậm chí khó có thể hoàn thành.
Theo kế hoạch kinh doanh năm 2018, Ngân hàng TMCP Kiên Long (Kienlongbank) dự kiến tổng tài sản đạt 44.000 tỷ đồng, huy động vốn đạt 39.500 tỷ đồng, dư nợ cấp tín dụng đạt 30.206 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 405 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 2,5%, cổ tức 8%. Kết thúc quý I/2018, tổng tài sản hợp nhất của Ngân hàng đạt 39.395 tỷ đồng, tăng 5,54%; tổng huy động vốn hợp nhất đạt 35.095 tỷ đồng, tăng 5,86%; dư nợ cấp tín dụng đạt 26.386 tỷ đồng, tăng 6,89% so với cuối năm 2017; lợi nhuận hợp nhất đạt 73,8 tỷ đồng.
Đại hội đồng cổ đông Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (Saigonbank) diễn ra ngày 29/7/2018 đề ra mục tiêu lợi nhuận 150 tỷ đồng trong năm 2018, gấp đôi so với năm 2017. Trong khi đó, kết thúc quý I/2018, lợi nhuận trước thuế của Saigonbank là 116 tỷ đồng, giảm 4% so với cùng kỳ năm ngoái. Nợ xấu của Ngân hàng tăng từ 2,68% thời điểm đầu năm lên 4%.
Dư nợ trái phiếu đặc biệt do Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) phát hành còn gần 597 tỷ đồng, trong đó Ngân hàng đã trích lập khoảng 325 tỷ đồng. Để hoàn thành kế hoạch năm, Saigonbank cho biết, Ngân hàng sẽ tập trung tăng cường năng lực tài chính, mở rộng quy mô hoạt động, đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu duy trì ở mức 15 - 16%, đảm bảo tỷ lệ cho vay trên huy động thấp hơn 80%, khai thác nguồn vốn giá rẻ để giảm chi phí huy động vốn, tìm kiếm cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nhà nước.
Tuy nhiên, phát biểu tại Đại hội đồng cổ đông Saigonbank, ông Nguyễn Văn Dũng, Cục trưởng Cục Thanh tra, Giám sát, Ngân hàng Nhà nước TP.HCM cho rằng, kế hoạch lợi nhuận năm 2018 là khó cho Saigonbank. 2017 là năm Saigonbank trải qua nhiều thay đổi lớn trong dàn lãnh đạo cốt cán, cả Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc đều được thay mới.
Động thái thay đổi nhân sự cấp cao tại Saigonbank diễn ra trong bối cảnh cổ đông lớn nhất của ngân hàng này là Thành uỷ TP.HCM đang thực hiện thoái toàn bộ vốn góp (18,18%).
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy