Đầu tháng 6, Ngân hàng TMCP Quốc Tế (VIB) đã điều chỉnh tăng mạnh lãi suất với mức cao nhất lên tới 0,8%/năm, cho kỳ hạn 6 tháng và 9 tháng. Ngoài ra, kỳ hạn 3 tháng cũng được điều chỉnh tăng thêm 0,5%/năm, kỳ hạn 24 tháng được điều chỉnh tăng thêm 0,4%/năm. Với biên độ lãi suất được tăng thêm, kỳ hạn 3 tháng của VIB có lãi suất là 4,0%/năm; 6 tháng là 5,8%/năm; 12 tháng là 6,2%/năm; 24 tháng là 6,2%/năm.
Ngân hàng Techcombank cũng tăng lãi suất kỳ hạn 1 tháng lên 2,75 - 3 %/năm, 3 tháng 3,2 %/năm, 6 tháng là 4,5 %/năm, 12 tháng là 5,3 %/năm… Tương tự, VPBank tăng thêm 0,3% lãi suất đối với tiền gửi các kỳ hạn 12, 24 và 36 tháng, đưa lãi suất lên 6,4 %/năm.
Lãi suất huy động nhiều ngân hàng tăng.
Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienlongBank) đã áp dụng lãi suất tiền gửi lên đến 7,3 %/năm đối với kỳ hạn 36 tháng, 7,2 %/năm kỳ hạn 24 tháng, 7 %/năm kỳ hạn 18 tháng và 6,95 %/năm đối với kỳ hạn 12 tháng. Trước đó, KienlongBank mới tăng lãi suất huy động tiết kiệm từ 0,1 - 0,4 %/năm ở một loạt các kỳ hạn.
Đối với nhóm ngân hàng cổ phần có vốn nhà nước chi phối, lãi suất cũng nhích nhẹ, như BIDV thêm 0,1%/năm từ 12 tháng trở lên, lên 6%/năm. Trước đó, Vietcombank cũng đã điều chỉnh lãi suất huy động online thêm 0,1%/năm ở một số kỳ hạn.
Với việc tăng lãi suất huy động này, có thể thấy mức lãi suất trên 7 %/năm trở lên đã khá phổ biến trên thị trường. Có thể kể đến như Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) với lãi suất là 7,4%/năm dành cho các kỳ hạn từ 16 tháng trở lên; Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) với lãi suất 7,5 %/năm dành cho kỳ hạn 15 tháng và 7,55 %/năm cho kỳ hạn 36 tháng; Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) với 7,2 %/năm cho các kỳ hạn từ 15 tháng trở lên: Ngân hàng TMCP Nhà TP.HCM (HDBank) với 7,15 %/năm, dành cho kỳ hạn 13 tháng; Techcombank với 7,1 %/năm cho kỳ hạn 12 tháng và Ngân hàng TMCP Á châu (ACB) với 7,1 %/năm cho kỳ hạn 13 tháng… Tuy nhiên, các mức lãi suất trên chỉ dành cho những khách hàng có khoản tiền lớn hàng chục tỷ đồng trở lên mang gửi.
Mặc dù vậy, những khách hàng không có những khoản tiền lớn, vẫn có thể gửi vào một số ngân hàng, có lãi suất tiệm cận mức 7%/năm như: Ngân hàng TMCP Bưu điện - Liên việt (LienVietPostBank) với 6,99%/năm, Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB), Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank) VietBank, Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank), Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương tín (VietBank)… với 6,9 %/năm.
Lãnh đạo một ngân hàng chia sẻ, lãi suất huy động không tăng trên diện rộng mà xuất hiện ở một số ngân hàng. Việc tăng lãi suất không phải lúc cần mới làm mà các ngân hàng chuẩn bị vốn nên huy động sớm.
Trước tình hình mặt bằng lãi suất quốc tế tăng cao, đặc biệt gần đây những động thái từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất cũng tác động, khiến các ngân hàng cần có sự chuẩn bị về nguồn vốn cân đối thanh khoản cho thời gian tới.
Vị lãnh đạo này thừa nhận, ngân hàng cũng đang chật vật khi gần đụng hạn mức tín dụng nhưng cũng đã có kinh nghiệm trong việc điều tiết tín dụng được cấp, “liệu cơm gắp mắm” và chỉ ưu tiên cho vay những lĩnh vực nhà nước khuyến khích.
Vấn đề mọi người quan tâm nhiều gần đây đó là lạm phát, chính vì vậy hạn mức tín dụng năm nay cũng được quan tâm nhiều hơn. Lạm phát toàn cầu hiện đang tăng cao, Việt Nam cũng không thể tránh khỏi bị ảnh hưởng bởi yếu tố ngoại lai.
Theo các chuyên gia kinh tế, áp lực lạm phát cộng thêm nhu cầu tín dụng tăng cao trong 5 tháng đầu năm và sức hút từ các kênh đầu tư khác, buộc ngân hàng phải tăng lãi suất huy động nếu muốn cạnh tranh thu hút tiền gửi.
Lãi suất tiền gửi tăng là tin vui với những ai đang có tiền nhàn rỗi có nhu cầu gửi tiết kiệm. Không chỉ các cá nhân mà ngay cả doanh nghiệp nếu có tiền nhàn rỗi càng lớn, gửi ngân hàng càng được hưởng lợi nhiều.
Theo dự báo của TS Cấn Văn Lực và nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, lãi suất tiết kiệm dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong bối cảnh thanh khoản của hệ thống các tổ chức tín dụng bị thu hẹp, đồng thời sức ép lạm phát tăng lên khi chỉ số CPI tháng 5 đã tăng 2,86% so với cùng kỳ năm trước và tăng bình quân 2,25% so với cuối năm 2021.
Bên cạnh đó, nhu cầu tín dụng tăng cao (đến hết ngày 9/6, tăng khoảng 8,16%, cao hơn nhiều so với mức 4,95% của 5 tháng đầu năm 2021), kéo theo nhu cầu vốn tăng.
Tác giả: Ngọc Vy
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy