Tin liên quan
Những doanh nghiệp đứng ngoài “sóng”
Cổ phần hóa từ năm 2014, sau hơn 2 năm hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần, Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 4 (Cienco 4), Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1 (Cienco 1) và Tổng công ty Thăng Long (TLG) lên kế hoạch niêm yết cổ phiếu, muộn nhất vào quý III/2016. Tuy nhiên, hiện là giữa quý IV/2016, các doanh nghiệp này vẫn chưa thấy xuất hiện trên sàn.
Với Cienco 1, đây là lần thứ ba, doanh nghiệp thất hứa với cổ đông về việc lên sàn chứng khoán. Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm nay, báo cáo hoạt động của HĐQT Cienco 1 nêu rõ chủ trương sẽ niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội từ tháng 6/2016, trong trường hợp không đủ điều kiện niêm yết thì chuyển sang đăng ký giao dịch trên UPCoM.
Giống như “người anh em” Cienco1, nội dung niêm yết cổ phiếu của Cienco 4 cũng đã được thông qua tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2016 và ông Nguyễn Tuấn Huỳnh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Cienco 4 cho biết, dự kiến trong tháng 9/2016, Công ty sẽ tiến hành niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM, với số lượng 100 triệu cổ phiếu, giá trị theo mệnh giá là 1.000 tỷ đồng. Khi đó, vốn điều lệ của Cienco 4 là 720 tỷ đồng, tương ứng với 72 triệu cổ phiếu. Hiện kế hoạch phát hành thêm cổ phiếu, tăng vốn điều lệ lên 1.000 tỷ đồng chưa được thực hiện.
Cienco 1 và Cienco 4 là một trong sốt ít các tổng công ty bán hết cổ phần trong đợt chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) hàng loạt doanh nghiệp xây dựng thuộc Bộ Giao thông Vận tải năm 2014. Sức hấp dẫn của 2 tổng công ty này vượt trội so với các doanh nghiệp “họ” Cienco khác nhờ quy mô tài chính lớn, với doanh thu hàng năm đạt 4.000 - 5.000 tỷ đồng. Một điểm đáng chú ý khác giúp Cienco 1 và Cienco 4 được chờ đợi lên sàn là Nhà nước đã thoái hết vốn tại doanh nghiệp. Vậy nhưng, cổ đông, nhà đầu tư đến nay vẫn dài cổ chờ đợi doanh nghiệp đưa cổ phiếu lên sàn.
Một tên tuổi lớn khác nằm trong nhóm doanh nghiệp chậm lên sàn là Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex). Sau khi “bật mí” kế hoạch niêm yết tại trước thời điểm IPO trong năm 2011, những năm sau đó, lãnh đạo Tập đoàn lấy lý do chưa hoàn thành việc tăng vốn và tìm kiếm cổ đông chiến lược để hoãn việc lên sàn.
Tháng 6 năm nay, Petrolimex thông báo đã phát hành hơn 103,5 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư chiến lược là Công ty TNHH Tư vấn và Holdings JX Nippon Oil & Energy Việt Nam, qua đó tăng vốn điều lệ lên 11.388 tỷ đồng. Về nội dung niêm yết, Công ty dự kiến sẽ thực hiện trong năm 2017.
Ngoài các doanh nghiệp trên, nửa đầu năm 2016, nhiều doanh nghiệp lớn đã IPO nhưng thất hứa lên sàn hoặc chậm tổ chức Đại hội đồng cổ đông thành lập công ty như Công ty TNHH MTV Hanel, Tổng công ty 36, Tổng công ty Dược Việt Nam.
Đối với trường hợp doanh nghiệp chậm tổ chức hoặc cố tình tìm lý do để ĐHCĐ lần đầu không thành công, có ý kiến cho rằng, đây là một trong những cách để doanh nghiệp kéo dài thời gian lên sàn.
Sẽ phạt cả doanh nghiệp và lãnh đạo doanh nghiệp
Kể từ 15/12/2016, Nghị định 145/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 108/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán có hiệu lực. Theo đó, những doanh nghiệp vi phạm quy định về thời hạn lên sàn sẽ bị phạt tiền, mức phạt được chia thành 6 mức khác nhau dựa theo thời gian chậm niêm yết/đăng ký giao dịch. Mức thấp nhất là từ 10 - 30 triệu đồng khi chậm thực hiện đến 1 tháng và cao nhất là 300 - 400 triệu đồng đối với hành vi niêm yết/đăng ký giao dịch quá thời hạn trên 12 tháng.
Phạt nặng doanh nghiệp chậm đưa cổ phiếu lên sàn là cần thiết, nhưng nhiều ý kiến cho rằng, tiền doanh nghiệp bỏ ra nộp phạt thực chất chính là tiền của các cổ đông. Vì vậy, Bộ Tài chính cho biết, cơ quan này sẽ phối hợp với các bộ, ngành đánh giá trách nhiệm của những người đứng đầu doanh nghiệp, cũng như các cán bộ liên quan tại các cơ quan quản lý nhà nước có liên đới trách nhiệm. Các hình thức xử lý dự kiến là: cách chức, thuyên chuyển vị trí làm việc, hạ lương...
Quyết định 51/2014/QĐ-TTg ngày 15/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định, các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa phải đưa cổ phiếu vào giao dịch trên UPCoM trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thông tư 180/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn, tất cả các công ty đại chúng hình thành trước ngày 1/1/2016 mà không niêm yết phải thực hiện đăng ký giao dịch trên UPCoM. Đối với các công ty hình thành sau ngày 1/1/2016, thời hạn để đăng ký giao dịch là 30 ngày kể từ ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có công văn xác nhận hoàn tất việc đăng ký công ty đại chúng, hoặc kể từ ngày kết thúc đợt chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO). |
Nên đọc
Theo ĐTCK
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy