Nhiều Tổng công ty xây dựng làm trái ngành
17/09/2014 16:31:40
ANTT.VN - 16 công ty thuộc Bộ Xây dựng hiện nay có một số ít ngành nghề kinh doanh nổi trội, các doanh nghiệp còn lại đa số hoạt động nhiều lĩnh vực khác nhau theo nhu cầu thị trường.

Theo báo cáo của Vụ Quản lý doanh nghiệp, nhu cầu vốn của các doanh nghiệp khá lớn từ năm 2011 – 2015 kế hoạch đầu tư do các doanh nghiệp trình được Bộ Xây dựng phê duyệt là 291.352 tỷ đồng. Bộ này cũng đã yêu cầu các doanh nghiệp cần rà soát lại kế hoạch này với số liệu là 96.23 tỷ đồng, vốn vay tín dụng thương mại là chủ yếu chiếm trên 90% kế hoạch vốn hàng năm của các doanh nghiệp.

Một dự án xây dựng của Coma

Trong số các doanh nghiệp thuộc Bộ có ngành nghề kinh doanh hàng năm đặc thù nổi trội như Tổng công ty Sông Đà có tỷ trọng đầu tư các nhà máy điện cao (trên 60%), Tổng công ty HUD, DIC đầu tư vào phát triển đô thị, nhà, Tổng công ty Idico đầu tư khu công nghiệp…

Các doanh nghiệp còn lại chủ yếu đầu tư theo thị trường, thị trường phát triển theo hướng nào thì đầu tư theo hướng đó, thậm chí nhiều doanh nghiệp còn đầu tư hoàn toàn xa hẳn ngành nghề, lĩnh vực chính của mình.

Cụ thể, như Tổng công ty Coma đầu tư vào phát triển nhà hàng 30%, năm 2012 lên tới 92%, trong khi đó ngành nghề chính là cơ khí, chế tạo máy chiếm tỉ trọng rất nhỏ chỉ có khoảng 1 -2 dự án, chỉ đạt dưới 5% lượng vốn đầu tư.

Công ty Viglacere, Tổng công ty Fico đầu tư phát triển nhà hàng trên 50%, trong khi đó ngành nghề chính là kinh doanh vật liệu xây dựng mới chỉ chiếm 20%, số dự án về vật liệu xây dựng hàng năm chỉ chiếm 1/3 dự án.

Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama) mức đầu tư về ngành nghề chính là cơ khí chỉ chiếm 30%. Như năm 2008, Lilama đầu tư cho cơ khí chế tạo máy 371 tỷ đồng, đến năm 2012 còn 33 tỷ đồng chỉ chiếm 17% khối lượng đầu tư của năm 2012.

Theo ông Phạm Văn Long, Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp, doanh nghiệp đã nỗ lực để khắc phục đầu tư dàn trải, vẫn còn dự án triển khai chậm nhất là dự án thuộc bất động sản, có thể do khả năng tiếp cận vốn khó khăn.

Bộ Xây dựng đang đôn đốc các doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ tái cơ cấu, hoàn thiện lại tổ chức, tài chính, quản trị, thẩm đinh hiện đã hoàn thành và trình Thủ tướng đề án tái cơ cấu Tổng công ty xi măng Việt Nam, thẩm định, phê duyệt xong 13/13 đề án tái cơ cấu của các Tổng công ty 100% vốn nhà nước thuộc Bộ.

Bộ cũng yêu cầu các doah nghiệp trên kiên quyết thoái vốn các ngành nghề không thuộc ngành nghề chính như khách sạn, du lịch, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, dự kiến năm 2015, sẽ còn 14 tổng công ty có vốn góp sẽ giảm từ 402 doanh nghiệp xuống 243 doanh nghiệp.

Hiện nay, 6 Tổng công ty được phê duyệt cổ phần hóa như sau: : DIC, Sông Hồng, Tổng công ty Xây dựng Hà Nội, Viglacera, Bạch Đằng và Viwaseen.

Kiều Chinh (tổng hợp)
 
 
 
 

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến