Mảnh đất màu mỡ
Chị P.L (trú tại TP HCM) cho biết, vừa qua, một nam thanh niên sử dụng tài khoản “Trần Tâm” đặt mua mô hình trưng bày của chị trên trang thương mại điện tử Shopee. Thay vì mua qua ứng dụng, người này lại kết bạn Zalo với chị L, nói để mua thêm hàng và yêu cầu gửi xe ôm để nhận được nhanh hơn.
“Khi xe ôm giao hàng, tài khoản “Trần Tâm” gửi ảnh chụp màn hình biên lai chuyển tiền (hơn 1 triệu đồng) cho tôi, nhưng đợi mãi vẫn không thấy tiền về tài khoản. Sau đó người này cũng cắt liên lạc. Nghe chuyện, bạn bè tôi nói đây là thủ đoạn đặt lịch hẹn chuyển tiền để lấy biên lai gửi cho mình nhưng sau đó hủy lệnh.” - chị P.L cho biết.
Còn anh Đ. (ở Hà Nội) cho biết, sau khi đặt mua linh kiện máy tính với giá 1.8 triệu đồng trên Shopee vào buổi tối, trưa hôm sau có người gọi điện giao hàng. Nghi ngờ vì hàng đến quá nhanh, anh Đ. kiểm tra đơn hàng trên hệ thống báo thì “hàng đang được người bán chuẩn bị”.
Không chỉ lừa đảo qua các trang thương mại điện tử, Nguyễn Phương Duy (SN 1990, trú tại Nam Định), sử dụng tài khoản Facebook để đăng tải các bài viết bán hàng. Sau đó, Duy dùng sim rác gọi điện liên lạc giả làm người bán hàng, người vận chuyển hàng cho khách tin tưởng, khi nạn nhân chuyển tiền qua tài khoản thanh toán trước hoặc đặt cọc thì bị Duy chiếm đoạt. CQĐT xác định, bằng thủ đoạn trên, Duy đã lừa 20 nạn nhân với số tiền gần 200 triệu đồng, trong đó, một bị hại đã bị Duy chiếm đoạt hơn 170 triệu đồng.
Mất số tiền nhỏ cũng nên trình báo
Nhận định về tình trạng lừa đảo qua mạng hiện nay, Thiếu tướng Trần Ngọc Hà - Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự (CSHS), Bộ Công an cho biết, ngay từ khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát, đơn vị đã có đánh giá, nhận diện các loại tội phạm lừa đảo trên không gian mạng để có giải pháp ngăn chặn, xử lý. Mặc dù lực lượng công an đã bắt giữ nhiều vụ lừa đảo và đã có những cảnh báo, song do trong thời gian nhiều tỉnh thành thực hiện giãn cách xã hội, người dân có xu hướng mua hàng online tăng cao nên các đối tượng lừa đảo cũng hoạt động mạnh hơn.
Thời gian vừa qua, một số đối tượng lừa đảo lợi dụng tình hình dịch bệnh để chào mời mua, tiêm vắc xin COVID-19 qua các trang mạng xã hội. Ðể lấy lòng tin bị hại, các đối tượng cắt, ghép hình ảnh, bài viết của các trang báo chính thống để quảng cáo. Một số đối tượng khác sử dụng thủ đoạn gửi thư điện tử, hướng dẫn đăng ký tiêm vắc-xin kèm theo đường dẫn để bị hại đăng nhập tài khoản ngân hàng, mã OTP để chuyển tiền nhằm đánh cắp thông tin cá nhân, từ đó chiếm đoạt tiền trong tài khoản. |
“Để tránh bị lừa đảo khi mua hàng qua mạng, người dân cần lựa chọn những trang bán hàng chính thống, uy tín và bảo đảm. Khi shipper (người giao hàng) giao hàng đến phải kiểm tra lại mặt hàng, chủng loại đã đặt mua rồi mới thanh toán tiền và hạn chế việc chuyển tiền trước khi nhận hàng hoặc chuyển một số tiền nhỏ đặt cọc” - Thiếu tướng Trần Ngọc Hà khuyến cáo.
Theo vị Cục trưởng Cục CSHS, dù bị lừa số tiền nhỏ thì cũng nên trình báo để cơ quan công an có thêm thông tin nhằm cảnh báo cho những người khác cũng như có đầu mối thu thập, xử lý vụ việc.
“Nếu ai cũng nghĩ mình bị lừa một số tiền không đáng bao nhiêu để rồi cho qua thì các đối tượng tiếp tục thực hiện hành vi lừa đảo đối với những người khác, khiến tổng số tiền bị chiếm đoạt sẽ lớn hơn rất nhiều” - Thiếu tướng Hà nói.
Tác giả: Thanh Hà
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy