Tin liên quan
NHNN: Lãi vay gói 30.000 tỷ đồng đã quy định từ đầu
Vừa qua, theo một số thông tin trên báo chí và dư luận phản ánh việc một số khách hàng vay vốn Chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02/NQ-CP bất ngờ và lo lắng khi biết số tiền giải ngân sau ngày 1/6/2016 sẽ chịu lãi suất vay thương mại.
Chiều nay (11/3), NHNN chính thức lên tiếng về vấn đề này. Theo Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN), gói 30.000 tỷ được đưa ra trong bối cảnh thị trường bất động sản khó khăn và đến nay đã cơ bản đạt được mục tiêu, thị trường bất động sản đã phục hồi và phát triển khởi sắc. Trong điều kiện nguồn lực có hạn, sự hỗ trợ của Nhà nước chỉ nên có tính chất thời điểm, không kéo dài sự hỗ trợ cho một đối tượng.
Trong thông tư hướng dẫn của NHNN ban hành năm 2013 (Thông tư 11/2013/TT-NHNN) cũng quy định rõ, NHNN sẽ dừng tái cấp vốn khi giải ngân hết số tiền (khoảng 30.000 tỷ đồng) nhưng tối đa là 36 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực (ngày 01/06/2013), tức là ngày 1/6 tới. Thông tin này đã được NHNN truyền thông rộng rãi.
Liên quan đến thông tin cho rằng khách hàng vay vốn của gói 30.000 tỷ đồng chỉ được hưởng lãi suất vay ưu đãi trong 3 năm đầu tiên, thời gian vay vốn còn lại chịu lãi suất vay thương mại thông thường, NHNN khẳng định, Thông tư 11 đã quy định rất rõ, phần dư nợ được giải ngân từ ngày 1/6/2016 trở về trước được hưởng lãi suất vay ưu đãi của Chương trình trong suốt toàn bộ thời gian khách hàng vay vốn (tối đa 15 năm).
Tương tự, phản hồi ý kiến cho rằng, nhiều khách hàng vay vốn dù đã ký hợp đồng tín dụng nhưng không hiểu rõ nội dung về thời hạn áp dụng lãi suất vay ưu đãi, đại diện NHNN nhấn mạnh, các ngân hàng tham gia Chương trình có trách nhiệm ban hành văn bản hướng dẫn, thực hiện việc thẩm định, quyết định cho vay đối với khách hàng và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Ngân hàng cho vay có trách nhiệm đưa các quy định về thời hạn cho vay, mức lãi suất…vào nội dung hợp đồng tín dụng để thỏa thuận, ký kết với khách hàng.
Ngân hàng mập mờ cấp tín dụng?
Gói tín dụng hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ đồng được triển khai từ năm 2013 nhưng phải đến năm 2014- 2015 mới rục rịch giải ngân trong khi 1/6 tới đã hết hạn. Theo quy định, dù các hợp đồng tín dụng đã ký có thể lên tới 800 triệu - 1 tỷ đồng song chỉ số tiền giải ngân trong thời gian trước 1/6/2016 thì mới được hưởng lãi suất 5%. Còn lại các khoản vay giải ngân sau thời điểm này đều tính theo lãi suất thị trường.
Anh Hoàng Văn Trung, một viên chức được vay vốn từ gói 30.000 tỷ đồng cho hay, gia đình anh ký hợp đồng tín dụng 850 triệu đồng với ngân hàng nhưng đến nay ngân hàng mới chỉ giải ngân hai đợt, với tổng số tiền 300 triệu đồng. Như vậy, 550 triệu đồng còn lại, gia đình anh phải trả lãi vay theo lãi suất thị trường.
"Cho thời hạn một hai năm mà bắt giải ngân hết 800 triệu đồng thì đánh đố người thu nhập thấp, nếu ngân hàng giải thích kỹ từ trước thì tôi đã không vay", anh Trung cho hay.
Liên quan đến vấn đề này, NHNN khẳng định: "Nếu thông tin nội dung hợp đồng tín dụng của một số ngân hàng còn mập mờ, khách hàng chưa hiểu rõ, NHNN sẽ thực hiện kiểm tra tra ngay, yêu cầu ngân hàng thương mại báo cáo và có biện pháp xử lý phù hợp".
Ở nhiều ngược lại, một số ngân hàng khẳng định, họ đã giải thích rất rõ với khách hàng từ khi ký hợp đồng, khách hàng đã hiểu rõ và chấp nhận vì vẫn tiết kiệm được một khoản kha khá về chi phí lãi suất.
Theo TS Nguyễn Trí Hiếu - Chuyên gia trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, Ngân Nhà nước nên có điều chỉnh để tất cả hợp đồng tín dụng đã ký kết được hưởng trọn vẹn ưu đãi. Nếu không, nhiều khách hàng sẽ gặp phải bẫy lãi suất do kế hoạch tài chính thay đổi.
Trước các kiến nghị về việc điều chỉnh để khách hàng đã ký được hưởng ưu đãi toàn bộ khoản vay, đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết không thể có ngoại lệ bởi gói 30.000 tỷ đồng chỉ là chương trình hỗ trợ mang tính tạm thời, được đưa ra nhằm khơi thông thị trường bất động sản đang đóng băng. Gói 30.000 tỷ phải kèm điều kiện về thời gian là nhằm khuyến khích khách hàng và chủ đầu tư thực hiện các giao dịch trong thời gian này nhằm khơi thông cho thị trường bất động sản.
Ông Nguyễn Tiến Đông cho biết thêm, gói 30.000 tỷ đồng kết thúc không có nghĩa là người thu nhập thấp hết cơ hội vay mua nhà giá rẻ. Gói 30.000 tỷ chỉ mang tính tình thế, giải pháp dài hơi là người thu nhập thấp có thể vay mua nhà ở xã hội theo Luật Nhà ở 2014 và Nghị định 100 về phát triển và quản lý nhà ở xã hội. Ngân hàng Nhà nước đã có hướng dẫn cụ thể cho 4 ngân hàng lớn đứng ra cho vay các trường hợp này.
Nên đọc
Theo Báo Đầu tư
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy