NHNN muốn đưa nhà băng vào nhóm 'yếu kém' nếu mất một nửa vốn pháp định
Dự thảo Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 52/2018/TT-NHNN đã có nhiều thay đổi, siết chặt các tiêu chí xác định tổ chức tín dụng yếu kém.
Ngân hàng Nhà nước vừa công bố dự thảo Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 52/2018/TT-NHNN ngày 31/12/2018 quy định xếp hạng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Một trong những điểm đáng chú ý nhất trong dự thảo thông tư là việc bổ sung rõ các quy định xếp hạng tổ chức tín dụng loại D - Yếu và loại E - Yếu kém mà không dựa trên điểm số xếp hạng.
Theo đó, các tổ chức tín dụng bị xếp hạng (D) nếu lâm vào một trong 2 trường hợp sau: không duy trì được tỷ lệ khả năng chi trả quy định tại điểm a khoản 1 Điều 130 của Luật các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung) trong thời gian 03 tháng liên tục; không duy trì được tỷ lệ an toàn vốn quy định tại điểm b khoản 1 Điều 130 của Luật các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung) trong thời gian 06 tháng liên tục.
Trụ sở Ngân hàng Nhà nước.
Trong khi đó, các tổ chức tín dụng sẽ bị xếp hạng (E) nếu chưa được Ngân hàng Nhà nước đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt và lâm vào một trong 3 trường hợp. Thứ nhất, mất/có nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc mất/có nguy cơ mất khả năng thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Thứ hai, số lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng lớn hơn 50% giá trị của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ. Thứ ba, không duy trì được tỷ lệ an toàn vốn quy định tại điểm b khoản 1 Điều 130 của Luật các tổ chức tín dụng trong thời gian 12 tháng liên tục hoặc tỷ lệ an toàn vốn thấp hơn 4% trong thời gian 06 tháng liên tục...
Bên cạnh đó, dự thảo thông tư cũng bổ sung quy định riêng liên quan đến tổ chức tín dụng đang được trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cơ cấu lại.
Theo đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sẽ quyết định thời gian thực hiện xếp hạng và phê duyệt kết quả xếp hạng các tổ chức tín dụng này, thay vì quy định phải hoàn thành xếp hạng trong tháng 6 hàng năm như các tổ chức tín dụng thông thường.
Đồng thời, dự thảo thông tư điều chỉnh điểm trừ phù hợp hơn theo hướng các hành vi vi phạm do tổ chức tín dụng tự phát hiện và báo cáo nhưng chưa khắc phục xong sẽ bị trừ ít điểm hơn so với các hành vi vi phạm khác.
"Việc tổ chức tín dụng tăng cường công tác kiểm soát, kiểm toán nội bộ nhằm tự phát hiện các hành vi vi phạm (nếu có) trong quá trình hoạt động, từ đó kịp thời có các biện pháp xử lý là hết sức quan trọng và cần được khuyến khích", phía Ngân hàng Nhà nước lưu ý.
Dự thảo thông tư cũng sửa đổi, bổ sung một số định nghĩa liên quan đến tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 do Thông tư 36/2014/TT-NHNN là thông tư tham chiếu các định nghĩa nay đã hết hiệu lực.
Ngoài ra, bổ sung thêm "Thông tin, dữ liệu tại báo cáo tài chính được kiểm toán của tổ chức tín dụng, chi nhánh nước ngoài theo quy định của pháp luật" vào tài liệu, thông tin, dữ liệu phục vụ cho công tác xếp hạng; cùng một số thay đổi khác.
Trước đó, từ 1/4/2019, Thông tư số 52/2018/TT-NHNN qui định xếp hạng tổ chức tín dụng chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã chính thức có hiệu lực.
Hệ thống tiêu chí xếp hạng trong Thông tư 52 xác định, gồm: vốn, chất lượng tài sản, quản trị điều hành, kết quả hoạt động kinh doanh, khả năng thanh khoản, mức độ nhạy cảm đối với rủi ro thị trường.
Theo quy định Thông tư trước ngày 10/6 hàng năm, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt kết quả xếp hạng của năm trước liền kề đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Trước ngày 30/6 hàng năm, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt kết quả xếp hạng của năm trước liền kề đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo cho rằng, trên thế giới, việc xếp hạng tín nhiệm ngân hàng và công khai kết quả là một xu hướng phổ biến, là điều kiện cần thiết để minh bạch hóa thông tin cho thị trường. Kết quả xếp hạng tín nhiệm này được cập nhật thường xuyên và công bố rộng rãi cho công chúng vì qua đó sẽ cho biết nhiều khía cạnh khác nhau về "sức khỏe" của một định chế tài chính, đặc biệt là mức độ rủi ro, điều mà bất cứ người dân nào cũng quan tâm đầu tiên khi nói đến ngân hàng.
Độ rủi ro của ngân hàng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình kinh doanh, lợi nhuận, niềm tin của công chúng dành cho ngân hàng. Người dân sẽ dựa vào mức độ rủi ro của ngân hàng để đưa ra quyết định nên lựa chọn ngân hàng nào thực hiện các giao dịch, nói nôm na là "chọn mặt gửi vàng".
Trong khi đó TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng việc không công bố kết quả xếp hạng các ngân hàng của ngân hàng trung ương là phù hợp với thông lệ quốc tế và hợp lý bởi độ nhạy cảm của những thông tin xếp hạng thế này.
Việc xếp hạng này rất cần để ngân hàng trung ương có thể kiểm soát, điều hành và quản lý các ngân hàng. Khi ngân hàng có dấu hiệu cảnh báo, kết quả kinh doanh không tốt… sẽ có những cảnh báo để ngân hàng đó biết mình đang yếu ở đâu, cần phải điều chỉnh như thế nào.
Tác giả: PV
Theo: Doanh nghiệp Việt Nam
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Nóng cùng chuyên mục
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
Đang phổ biến
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy