Tổng Công ty khí Việt Nam (PV Gas, HoSE: GAS) vừa tổng kết tình hình kinh doanh8 tháng đầu năm 2021. Đây là đơn vị chiếm tỷ trọng lợi nhuận cao nhất trong các đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Theo đó, phía PV Gas cho biết, trong 8 tháng đầu năm 2021, bên cạnh những thuận lợi về giá dầu và giá LPG thì việc dịch bệnh Covid-19 bùng phát vào cuối tháng 4/2021 với nhiều diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư của PV Gas trong tháng 7 và tháng 8.
8 tháng đầu năm, PV Gas đạt sản lượng kinh doanh LPG, tăng nhẹ 3% so với cùng kỳ năm 2020 và đưa vào vận hành thành công kho nổi chứa LPG lạnh tại Thái Bình.
Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhu cầu/huy động khí của khách hàng điện ở mức thấp; nhu cầu khí, sản phẩm khí của các hộ công nghiệp, thị trường trong nước giảm mạnh, dẫn đến sản lượng khí vào bờ, tiêu thụ không hoàn thành kế hoạch 8 tháng và thấp hơn so với cùng kỳ năm 2020.
PV Gas ước tổng doanh thu 8 tháng đầu năm đạt gần 52.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế ước đạt gần 5.700 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 3.200 tỷ đồng.
Theo PV Gas, nhu cầu huy động khí của khách hàng điện chỉ ở mức thấp so với kế hoạch và cùng kỳ năm trước, cụ thể chỉ đạt 75% kế hoạch của PVN và bằng 84% mức thực hiện năm 2020. Khu vực Đông Nam Bộ đạt 86,2%, Tây Nam Bộ đạt 72,4% kế hoạch huy động khí cho sản xuất điện của Bộ Công Thương.
Nhu cầu khí, sản phẩm khí của các hộ công nghiệp, thị trường trong nước giảm 35-40% đối với LPG và 25-30% đối với khí thấp áp, CNG so với thời điểm trước khi dịch Covid-19 bùng phát lần 4, do nhiều khách hàng dừng, giảm sản xuất, kinh doanh.
Năm 2021, PV GAS đặt kế hoạch kinh doanh với tổng doanh thu mục tiêu 70.169 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế mục tiêu đạt 7.036 tỷ đồng, lần lượt tăng 6,9% và giảm 11,7% so với mức thực hiện năm 2020. Như vậy, với kết quả trên, sau 8 tháng đầu năm, PV Gas đã hoàn thành 74% kế hoạch về lợi nhuận và 81% kế hoạch về doanh thu.
PV Gas dự báo 4 tháng cuối năm 2021 vẫn còn nhiều yếu tố bất định và không thuận lợi. Một số tổ chức dựa trên các kịch bản kiểm soát dịch Covid-19 để đưa ra các mức tăng trưởng kinh tế Việt Nam 4 tháng cuối năm đều ở mức thấp so với 6 tháng đầu năm, đặc biệt là quý III và đầu quý IV/2021.
Trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, việc trở lại hoạt động bình thường mới khó khả thi. Nhu cầu khí, sản phẩm khí tiếp tục ở mức thấp so với 6 tháng đầu năm, thị trường LPG trong nước có sự cạnh tranh quyết liệt về nguồn cung từ các nhà cung cấp lớn.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy