Theo đó, liên danh 3 nhà đầu tư Siemens Energy, Korea Electric Power Corporation (KEPCO) và Công ty CP tư vấn xây dựng điện 2 vừa có văn bản gửi các Sở, ban ngành Hà Tĩnh đề xuất đầu tư 4,59 tỷ USD làm dự án nhà máy điện Vũng Áng 3 tại Khu kinh tế Vũng Áng.
Phối cảnh tổ hợp điện khí LNG Vũng Áng 3 (Ảnh: MH)
Nhóm nhà đầu tư này đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Hà Tĩnh trao đổi sơ bộ về dự án vào tháng 4/2021. Theo báo cáo, dựa trên các ý kiến góp ý từ các cơ quan tỉnh Hà Tĩnh, liên danh các nhà đầu tư đã có văn bản trình báo cáo nghiên cứu tiền khả thi cho dự án.
Được biết, dự án có tổng mức đầu tư khoảng 4,59 tỷ USD, nằm tại Khu kinh tế Vũng Áng, sử dụng khoảng 66,2ha với công suất 3,2GW, tiềm năng mở rộng thêm 1,6GW. Dự kiến công suất cảng nhập khí LNG là 2,2 triệu tấn/năm, tiến độ hoàn thành vào năm 2026-2027.
Trong tháng 6/2021, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải đã ký văn bản số 3500/UBND-KT2 gửi Bộ Công Thương đề xuất việc chuyển đổi quy hoạch Trung tâm điện lực Vũng Áng 3 từ nhiên liệu than sang sử dụng nhiên liệu khí thiên nhiên hóa lỏng LNG và nâng công suất từ 2.400MW lên 4.500MW.
Trước đó, trong báo cáo làm việc với Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Hà Tĩnh đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương cho phép Hà Tĩnh chuyển đổi dự án trung tâm điện lực Vũng Áng 3 tại Khu kinh tế Vũng Áng sử dụng than sang sử dụng khí và nâng công suất để đẩy nhanh tiến độ thu hút đầu tư.
Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 đã đi vào vận hành, khai thác (Ảnh: NX)
Thủ tướng Chính phủ đã có kết luận tại Thông báo số 92/TB-VPCP về kiến nghị của Hà Tĩnh: "Trong khi chưa hoàn thành lập Quy hoạch điện VIII, Bộ Công Thương xem xét theo Quy hoạch điện VII, đảm bảo yêu cầu công khai, minh bạch, đồng bộ và hiệu quả chung, hỗ trợ cho tỉnh thực hiện, báo cáo Thủ tướng Chính phủ".
Liên quan đến vấn đề trên, trước đó, tỉnh Hà Tĩnh đã 3 lần gửi văn bản tới Bộ Công Thương đề nghị xem xét thẩm định, trình phê duyệt điều chỉnh quy hoạch dự án trung tâm điện lực Vũng Áng 3 sử dụng than sang khí LNG và nâng công suất nhà máy nhưng chưa nhận được phản hồi từ bộ.
Theo tìm hiểu, dự án này đã có nhiều nhà đầu tư gửi văn bản chính thức đề xuất tỉnh Hà Tĩnh cho phép khảo sát, nghiên cứu đầu tư chuyển đổi sang sử dụng khí LNG bao gồm Liên danh Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T - Tổng Công ty Điện lực Dầu Khí Việt Nam; Liên danh Công ty TNHH Siemens Gas & Power (CHLB Đức) - Công ty Samsung C&T (Hàn Quốc); Tổng Công ty Cổ phần Thương mại Xây dựng...
Theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh, Khu kinh tế Vũng Áng được quy hoạch 4 dự án Nhà máy nhiệt điện than: Nhiệt điện Formosa, Vũng Áng I, Vũng Áng II và Trung tâm điện lực Vũng Áng 3 - Hà Tĩnh gồm 2 Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 3.1 và Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 3.2. Hiện nay, dự án Nhiệt điện Vũng Áng I (1.200 MW) và Nhiệt điện Formosa (650 MW) đã đi vào vận hành, khai thác với tổng công suất là 1.850 MW (trong quy hoạch là 2.450 MW ); Dự án Nhà máy Nhiệt điện II (1.200 MW) vẫn đang trong giai đoạn thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, chuẩn bị thi công. |
Phương Nam
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy