Theo báo cáo của Hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA), trong tháng 5/2021, có tổng cộng 47 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) trong nước với tổng giá trị đạt 28.910 tỉ đồng và 1 đợt phát hành trái phiếu xanh trên thị trường quốc tế của CTCP Bất động sản BIM trị giá 200 triệu USD.
Nhóm ngân hàng dẫn đầu với tổng giá trị phát hành đạt 18.485 tỉ đồng, nhóm các doanh nghiệp bất động sản đứng ở vị trị thứ hai với tổng giá trị phát hành đạt 4.950 tỉ đồng.
Nhóm ngành ngân hàng vẫn đang dẫn đầu trong cuộc đua phát hành trái phiếu. Trong tháng 4 và tháng 5/2021, các ngân hàng thương mại đã phát hành tổng cộng 33.674 tỉ đồng trái phiếu.
Trong đó, có 5.574 tỉ đồng trái phiếu tăng vốn cấp 2; còn lại phần lớn trái phiếu có kỳ hạn 2-3 năm, lãi suất thấp từ 3,7-4,2%/năm, như: VPBank (15 đợt - 8.900 tỉ đồng), TPBank (6 đợt - 5.000 tỉ đồng), ACB (3 đợt - 5.000 tỉ đồng), VIB (3 đợt - 4.000 tỉ đồng).
Nhóm ngân hàng dẫn đầu cuộc đua phát hành trái phiếu (Nguồn: VBMA)
Mới đây, HĐQT Vietinbank cũng thông qua phương án phát hành 10.000 tỉ đồng trái phiếu ra công chúng năm 2021 để tăng vốn cấp 2.
Trong đó, có 5.000 tỉ đồng trái phiếu kỳ hạn 8 năm, lãi suất bằng lãi suất tham chiếu cộng 0,9%/năm; 5.000 tỉ đồng trái phiếu kỳ hạn 10 năm, lãi suất bằng lãi suất tham chiếu cộng 1%/năm. Lãi suất tham chiếu là trung bình cộng lãi suất tiết kiệm 12 tháng của 4 ngân hàng Agribank, Vietinbank, BIDV, Vietcombank.
Theo báo cáo của CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), trong nửa cuối năm 2021, hệ thống ngân hàng cũng sẽ chứng kiến một lượng tiền lớn từ việc trái phiếu chính phủ đáo hạn. Số lượng trái phiếu chính phủ dự kiến đáo hạn trong tháng 6 là 41.000 tỉ đồng, trong khi khối lượng phát hành theo kế hoạch là 28.000 tỉ đồng.
Tăng trưởng tín dụng 5 tháng đầu năm 2021 được báo cáo tăng khoảng 4,7% so với đầu năm. Đáng chú ý, nhiều ngân hàng tư nhân đã sử dụng hết hạn mức tín dụng ban đầu do NHNN giao đầu năm 2021, chỉ trong 4 - 5 tháng đầu năm. Ngược lại, tăng trưởng huy động 5 tháng đầu năm ước tính chỉ đạt hơn 2,6%, thấp hơn tăng trưởng tín dụng khoảng 2%.
Theo VDSC, việc tái cơ cấu danh mục của cá nhân do nền lãi suất huy động giảm đã góp phần khiến tăng trưởng huy động gặp nhiều khó khăn. Tình trạng này diễn ra ở hầu hết các ngân hàng, dẫn đến căng thẳng thanh khoản cục bộ và hạn chế tăng trưởng tín dụng.
VDSC dự báo các ngân hàng tư nhân sẽ duy trì được tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ trong Quý 2/2021, do đã chạm mức trần tín dụng từ rất lâu trước khi kết thúc quý. Mặc dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch, VDSC vẫn cho rằng dư nợ tín dụng của các ngân hàng này sẽ được duy trì ở mức trần tín dụng hiện tại./.
Tác giả: Đồng Tiến
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy