Nguồn: thehackerspost.blogspot.com
Từ nhiều năm nay, một nhóm tin tặc tự xưng là LulzSecPeru đến từ Peru đã mở cuộc tấn công trên diện rộng nhằm vào một loạt trang web của cơ quan chính phủ các nước Nam Mỹ như Peru, Colombia, Argentina, Venezuela và Chile, đánh cắp nhiều dữ liệu, thông tin thuộc các lĩnh vực quốc phòng và an ninh.
Theo báo cáo mới nhất do hãng tin Mỹ AP công bố ngày 2/9, các kế hoạch thâm nhập của LulzSecPeru khá giống nhau và được cho là mang màu sắc chính trị. Mục tiêu các tin tặc này là thư điện tử từ mạng lưới của Hội động Bộ trưởng Peru và tung lên mạng. Hành động này đã gây ra "cơn bão" chính trị tại Peru, thậm chí khiến nội các nước này phải trải qua một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm vào tuần trước.
Trong khi đó, cựu Thủ tướng Peru Rene Cornejo từng là mục tiêu của nhóm tin tặc này. Không để lại dấu vết, LulzSecPeru đã đánh cắp và tung lên mạng khoảng 3.500 thư điện tử trong năm tháng (từ tháng 2-7/2014) của cựu quan chức này, đặc biệt trong đó có thông tin liên quan đến ngành đánh bắt thủy sản, dầu lửa và quốc phòng Peru.
Tương tự, nhiều tài liệu nhạy cảm về các thương vụ mua bán vũ khí của Lực lượng Phòng không Chile đã bất ngờ "hé sáng." Theo LulzSecPeru, hành động này nhằm đáp trả việc Chile tiến hành do thám lực lượng phòng không Peru vào năm 2009.
Các thành viên của LulzSecPeru hoạt động khá chuyên nghiệp và hầu như không để lại dấu vết. Nhóm này từng "cuỗm" tải khoản trang xã hội Twitter của Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro vào năm ngoái, thậm chí xóa giao diện trang chủ của đảng Xã hội Chủ nghĩa thống nhất Venezuela (PSUV) cầm quyền hồi tháng Hai vừa qua. Cách thức hoạt động của LulzSecPeru còn dấy lên nghi ngờ nhóm này từng xâm nhập vào công ty hàng đầu Peru về quản lý tên miền Internet hồi tháng 10/2012.
Giới chức Peru cho hay với các hành vi phá hoại và đánh cắp thông tin của chính phủ, các thành viên của LulzSecPeru sẽ phải đối mặt với tám năm tù giam.
Trước hoạt động tinh vi của LulzSecPeru, các chuyên gia an ninh mạng đã cảnh báo các quan chức chính phủ không nên sử dụng tài khoản thư điện tử cá nhân để trao đổi công việc. Hành động này vô tình tạo ra dấu vết, giúp LulzSecPeru có thể thâm nhập vào mạng lưới chính phủ./.
Theo Vietnamplus.vn
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy