Các nhà chế tạo trên khắp thế giới đang đối mặt với việc nhu cầu yếu hơn khi triển vọng của lĩnh vực này xấu đi.
Theo các khảo sát gần đây của công ty cung cấp dữ liệu S&P Global, các nhà máy tại Mỹ và Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) báo cáo số đơn hàng mới với hàng hóa chế tạo trong tháng 5 giảm, khi duy trì hoạt động nhờ các đơn hàng tồn.
Chưa rõ liệu các đơn hàng tồn vốn gia tăng khi dịch bắt đầu bùng phát có duy trì được hoạt động chế tạo toàn cầu hay không.
Số liệu của S&P Global cho thấy lĩnh vực chế tạo của Mỹ giảm sút trong tháng 5. Theo khảo sát của Viện Quản lý Nguồn cung, lĩnh vực này giảm tháng thứ 7 liên tiếp, với tốc độ giảm mạnh hơn so với tháng 4.
Trong khi đó, nền kinh tế Eurozone đã rơi vào suy thoái sau khi giảm trong hai quý liên tiếp.
Còn theo số liệu của Chính phủ Mỹ, nền kinh tế nước này có thể đã bắt đầu giai đoạn giảm tốc liên tục. Bộ Thương mại Mỹ công bố báo cáo cho thấy lượng đơn đặt hàng các nhà máy, không tính lĩnh vực giao thông vốn dễ biến động, giảm tháng tháng thứ ba liên tiếp trong tháng 3. Nếu không bao gồm lĩnh vực quốc phòng, lượng đơn đặt hàng các nhà máy giảm 4 trong 6 tháng qua (tính đến tháng 4).
Theo số liệu của S&P Global, sản lượng, đơn hàng mới và đơn hàng tồn trong lĩnh vực chế tạo tại Eurozone giảm trong tháng 5, khi lĩnh vực này giảm với tốc độ nhanh hơn. Sản lượng công nghiệp tại khu vực này giảm mạnh trong tháng 3, chủ yếu do sản lượng của Ireland lao dốc.
Tình hình tại Trung Quốc cũng không quá khả quan
Theo chỉ số nhà quản lý mua hàng (PMI) mà Caixin công bố, điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực chế tạo tại Trung Quốc đã cải thiện trong tháng 5.
Điều này giúp các nhà đầu tư tạm thời bớt lo ngại tăng trưởng của kinh tế lớn thứ hai thế giới đình trệ, nhưng số liệu gần đây cho thấy xuất khẩu của nước này giảm 7,5% trong tháng 5, mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 1/2023, trong khi nhập khẩu tiếp tục giảm.
Số liệu thương mại của Trung Quốc cho thấy nhu cầu với hàng hóa của nước này yếu, và gây thêm những trở ngại đối với nền kinh tế khi tỷ lệ thất nghiệp tăng và lĩnh vực bất động sản giảm sâu.
Số liệu PMI lĩnh vực chế tạo toàn cầu của JPMorgan cho thấy, trên toàn cầu, mức độ lạc quan của các nhà chế tạo giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 12/2022.
Các nhà kinh tế cho rằng mặc dù hoạt động của lĩnh vực chế tạo đã cải thiện trong tháng 5, chủ yếu nhờ tăng trưởng mạnh hơn ở một số thị trường mới nổi lớn.
Triển vọng của lĩnh vực này ảm đạm, với đơn hàng xuất khẩu mới đặc biệt đang giảm mạnh./.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy