Biển rao vặt mời chào bán đất trên một tuyến đường ngoại ô thành phố Buôn Ma Thuột. (Ảnh: Hoài Thu/TTXVN)
Thanh tra Chính phủ mới ban hành Thông báo kết luận thanh tra trách nhiệm của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk trong việc thực hiện pháp luật về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng, chống tham nhũng và công tác quản lý, sử dụng đất đai.
Về công tác quản lý, sử dụng đất đai và thực hiện các dự án đầu tư ngoài ngân sách tại tỉnh Đắk Lắk, Thanh tra Chính phủ cho biết công tác lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp huyện chưa sát với tình hình phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, một số chỉ tiêu được phê duyệt và thực tế thực hiện chưa đạt yêu cầu so với chỉ tiêu kế hoạch được duyệt, nhiều chỉ tiêu đạt với tỷ lệ quá thấp.
Tình trạng lấn chiếm xây dựng nhà trái phép trên đất nông nghiệp, đất của các công ty nông-lâm nghiệp còn diễn ra trên diện rộng và ngày càng phức tạp, thời gian dài nhưng không được các cơ quan quản lý nhà nước, các cấp chính quyền địa phương và doanh nghiệp xử lý dứt điểm theo quy định của pháp luật, dẫn đến hệ lụy sau này khó giải quyết, tiềm ẩn phát sinh các điểm nóng về sự kiện đông người…
Từ những nội dung kết luận, nhận xét, đánh giá, Tổng Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng chính phủ yêu cầu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk căn cứ kết quả thanh tra, tiến hành kiểm điểm nghiêm túc trách nhiệm của Ủy ban Nhân dân tỉnh và các cá nhân về những thiếu sót, tồn tại, vi phạm liên quan đến trách nhiệm quản lý, điều hành.
Yêu cầu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh căn cứ kết luận thanh tra tiến hành chỉ đạo thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tiến hành kiểm điểm nghiêm túc, có hình thức xử lý kỷ luật các tổ chức, cá nhân để xảy ra thiếu sót, tồn tại, vi phạm; đồng thời chỉ đạo các cơ quan chức năng tập trung giải quyết, chấn chỉnh, khắc phục các vi phạm, khuyết điểm, tồn tại đã được nêu trong Kết luận thanh tra.
Thanh tra Chính phủ kiến nghị, Ủy ban Nhân dân tỉnh, các cơ quan chức năng kiểm tra, rà soát việc thực hiện đối với các dự án có sử dụng đất được giao, cho thuê không thông qua đấu giá trên địa bàn, trường hợp chủ đầu tư chưa thực hiện đầu tư thì thu hồi lại đất, tổ chức đấu giá theo quy định của pháp luật.
Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp Ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tiến hành kiểm tra, rà soát lại 128 dự án có vi phạm để có hình thức xử lý theo quy định của pháp luật…
Trong đó, có 94 dự án chậm tiến độ, kéo dài nhiều năm, chưa hoàn thành thủ tục đầu tư hoặc chưa tiến hành đầu tư, vi phạm quy định của pháp luật (có 70 dự án triển khai chậm, đã vượt quá thời gian được điều chỉnh tiến độ theo tiến độ đầu tư tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư; 24 dự án tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư không ghi thời hạn đầu tư nhưng thực tiễn kéo dài qua nhiều năm, đến nay vẫn chưa hoàn thành dự án); có 34 dự án chậm tiến độ đưa đất vào sử dụng, vi phạm Luật đất đai, trong đó có 11 dự án đầu tư chậm đưa đất vào sử dụng 12 tháng liên tục trở lên, 23 dự án chậm tiến độ đưa đất vào sử dụng đất 24 tháng trở lên và 10 dự án đã hết thời gian gia hạn tiến độ sử dụng đất nhưng chưa hoàn thành…
Thanh tra Chính phủ nêu rõ, đối với một số dự án đầu tư có sử dụng đất đã được Thanh tra Chính phủ kiểm tra, xác minh trực tiếp có các sai phạm, tồn tại, ngoài xử lý chung, Ủy ban Nhân dân tỉnh chỉ đạo xử lý dứt điểm những sai phạm, vi phạm theo quy định của pháp luật tại một số dự án khác nhau…
Thanh tra Chính phủ chuyển thông tin về việc lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức chỉ định, không công bố danh mục dự án và không thực hiện sắp xếp quản lý tài sản công theo quy định liên quan đến việc cho thuê quyền sử dụng đất để thực hiện Dự án tổ hợp khách sạn năm sao tại số 81, đường Nguyễn Tất Thành, phường Tân An, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, của doanh nghiệp tư nhân xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên đến Cơ quan điều tra, Bộ Công an để xem xét theo thẩm quyền…
Giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền một số cấp huyện đạt tỷ lệ thấp
Bên cạnh đó, công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng, chống tham nhũng tại địa bàn tỉnh còn nhiều tồn tại, hạn chế. Trong đó, về công tác thanh tra, một số ngành, địa phương phê duyệt kế hoạch thanh tra hằng năm còn chậm so với quy định, cá biệt có đoàn thanh tra còn kéo dài so với thời gian quy định, nhất là giai đoạn xây dựng báo cáo kết quả thanh tra và ban hành kết luận thanh tra, chất lượng một số cuộc thanh tra còn hạn chế, hiệu lực, hiệu quả chưa cao.
Ngành chức năng tỉnh Đắk Lắk triển khai các giải pháp giúp người lao động tiếp cận nguồn thông tin, tìm kiếm việc làm phù hợp, phát triển thị trường lao động. (Ảnh: Nguyên Dung/TTXVN)
Công tác kiểm tra, đôn đốc thực hiện các kết luận, kiến nghị và quyết định xử lý sau thanh tra chưa quyết liệt, dứt điểm dẫn đến tỷ lệ thu hồi kinh tế qua công tác thanh tra còn thấp.
Công tác tiếp dân ở một số đơn vị cấp xã, cấp huyện chưa được chú trọng, còn có trường hợp người đứng đầu cấp huyện chưa tham gia đầy đủ tiếp dân định kỳ theo quy định của Luật Tiếp công dân…
Công tác tiếp nhận, xử lý đơn thư ở một số cơ quan, đơn vị trên địa bàn còn lúng túng; phân loại, xử lý đơn chưa chính xác và chưa kịp thời, dẫn đến tình trạng đơn thư gửi lòng vòng, vượt cấp, ảnh hưởng tới hiệu quả tiếp dân.
Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền một số cấp huyện đạt tỷ lệ thấp, quá trình giải quyết chưa bảo đảm đầy đủ trình tự, thủ tục theo quy định.
Kết quả giải quyết số vụ khiếu nại có chất lượng chưa cao; việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận, quyết định xử lý tố cáo chưa được quan tâm đúng mức cho nên một số vụ việc chưa được giải quyết dứt điểm, tồn đọng, kéo dài, công dân tiếp tục khiếu nại.
Công tác kê khai tài sản, thu nhập, thực hiện luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng tại một số cơ quan, đơn vị chưa kịp thời, còn nặng về hình thức.
Thông báo Kết luận thanh tra cho biết: Công tác phối hợp trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng của các cấp, các ngành chưa đồng bộ, chưa chặt chẽ, việc phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng qua công tác tự kiểm tra nội bộ; qua công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo còn ít, chưa có tác dụng răn đe, giáo dục, phòng ngừa sai phạm.
Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh, tình trạng tranh chấp đất đai diễn biến phức tạp, có nhiều vụ việc khiếu kiện đông người mà nội dung chủ yếu liên quan đến tranh chấp, lấn chiếm đất đai giữa người dân với các doanh nghiệp nông, lâm nghiệp; tranh chấp giữa người dân địa phương với người dân di cư tự do, giữa người dân với các cơ quan nhà nước… liên tục xảy ra, nhiều vụ việc tập trung đông người khiếu kiện lên tỉnh, Trung ương, gây mất an ninh-trật tự./.
Tác giả: Xuân Tùng
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy