Dòng sự kiện:
Những bộ phim có cảnh quay đắt giá nhất lịch sử
16/03/2015 16:11:10
ANTT.VN - Để tạo ra điểm kỳ lạ hay tuyệt vời cho bộ phim, các đạo diễn và nhà sản xuất thường xây dựng một bộ những chi tiết tỉ mỉ. Nó thực sự phức tạp và tốn kém!
Có rất nhiều chi phí trong quá trình sản xuất phim như viết kịch bản, thuê phi hành đoàn, thiết bị, thuê diễn viên ngôi sao,… Đặc biệt là các hiệu ứng tạo ra cho hình ảnh, chuyển những đoạn phim thô thành thành phẩm cuối cùng.

Để tạo ra điểm kỳ lạ hay tuyệt vời cho bộ phim, các đạo diễn và nhà sản xuất thường xây dựng bộ những chi tiết tỉ mỉ. Trong một số trường hợp, không thể dựa hoàn toàn vào kỹ thuật số mà cần đến thực tế. Nó sẽ là phức tạp và thực sự tốn kém! Dưới đây là 10 ví dụ điển hình:

10. Matrix Reloaded

Matrix-Reloaded

Có thể rất nhiều người phải ngạc nhiên rằng Bộ ba bản bi kịch The Matrix đầu tư khá nhiều vào việc tạo hình, đặc biệt là những hiệu ứng trong hình ảnh. Sự thật là phần lớn ngân quỹ được chi để xây dựng cảnh quay hoành tráng và phức tạp. Đến nay, những cảnh quay hoành tráng nhất, phức tạp nhất đều xuất hiện trong Matrix Reloaded. Những hình ảnh phức tạp được tạo trong một thời gian dài, điển hình như cảnh đường cao tốc không thể được xây dựng trên một con đường thực tế, do vậy nhà sản xuất đã chi khoảng 2.5 triệu USD để xây dựng.

Con đường dài một dặm rưỡi được xây dựng trên một cơ sở quân sự bỏ hoang, cũ nát với hàng ngàn tấm bê tông. Đi kèm đó là một bức tường 19 bước chân và một lối tắt. Sau khi bộ phim được hoàn thành, con đường đó đã bị tháo dỡ và 90% nguyên liệu bao gồm gỗ, kim loại và nhựa đã được tái chế.

9.  Full Metal Jacket

Full-Metal-Jacket

Trong khi giá chi tiết cho những cảnh quay lớn về việc xây dựng bộ phim Full Metal Jacket của Stanley Kubrick chưa từng được tiết lộ, không thể phủ nhận rằng nó là vô cùng tốn kém. Những cảnh quay lớn và phức tạp nhất được xây dựng ở một làng quê của Việt Nam.

Kubrick cố gắng sửa chữa để khôi phục một ga tàu bị bỏ hoang và xưởng đóng tàu đã bị phá bỏ. Ông cùng với giám đốc nghệ thuật đã dành 2 tháng thiết lập các tòa nhà khác nhau, xây dựng một tòa nhà mới, thuê người phá hủy một cách chính xác như đã định. Để tăng cường tính chân thực, ông có thể đã  mua bộ sưu tập các xe tăng M41 và máy bay trực thăng Wesland Wessex.

8.  WaterWorld

Warter-world

Waterworld được cho là một trong những bộ phim nổi tiếng nhất mọi thời đại. Không phải vì nó là một bộ phim tuyệt vời hay thành công lớn. Thay vào đó, nó là bộ phim có tính dựng hình cao. Một trong những chi phí lớn nhất của bộ phim là hàng triệu đô la cho nhiều cảnh quay. Các đảo san hô khổng lồ với chu vi một phần tư dặm được tạo ra trong quá trình sản xuất trong chuyến lưu hành đại dương ngoài bờ biển Hawaii. Cấu trúc phức tạp này được tạo ra trong tình trạng thiếu sắt thép, do vậy nguyên liệu có được phải bay đến California để lấy. Hoàn hảo đến từng chi tiết, Costner đã sử dụng hàng ngàn người để hoàn thành.

Thật không may, các nhà làm phim đã không nghiên cứu loại hình thời tiết trong khu vực này và không nhận ra rằng nó phải chịu đựng những cơn gió lớn một cách bất thường. Các thiết lập gần như bị phá bỏ hoàn toàn trong một cơn bão. Do vậy, để hoàn thành ông đã cho xây dựng lại mô hình theo hình xoắn ốc, chi phí lên tới hàng chục triệu đô la.

7.  Stalingrad

Stalingrad

Phim chiến tranh dữ dội “Stalingrad” của Fedor Bondarchuk được phát hành năm 2013 nhận được rất nhiều đánh giá trái chiều từ các nhà phê bình. Một trong những đánh gia cao nhất là những hình ảnh kinh ngạc, khung cảnh mô tả siêu thực. Nó không có gì là lạ khi một phần sáu ngân sách của bộ phim, khoảng gần 5 triệu USD được chi để tạo ra những tòa nhà, thiết bị và phương tiện có trong Chiến tranh thế giới thứ II. Hơn 400 nhân viên đã nghiên cứu trong 6 tháng để đảm bảo mọi thứ xác thực nhất trước khi mất thêm 6 tháng tiếp theo xây dựng các tập phim.

6.  The General

The-General

Mặc dù là phim hài, phim đen trắng song “General” được đạo diễn đóng vai chính là huyền thoại Buster Keaton. Bộ phim có ngân sách khá lớn. Nhiều phần được chi cho những cảnh quay đặc biệt, trong đó có cảnh con tàu đâm vào cây cầu bị sụp đổ. Thay vì sử dụng mô hình hoặc bản sao có chi phí rẻ hơn, Keaton quyết định thực hiện những cảnh quay thực tế nhất có thể. Ông đã sử dụng một con tàu cũ, một cây cầu thực tế. Khi tất cả hoàn thành, chi phí lên tới 42.000 USD cho cảnh quay này, con số đến nay ước tính khoảng 6 triệu USD.

5.   Titanic

Để đạt được thành công lớn cả về thương mại và phê bình, Jame Cameron và các hãng đã phải trả giá quá đắt cho Titanic. Với kinh phí lên tới 200 triệu USD, đây là một trong những bộ phim đắt nhất trong lịch sử. Nó được tiêu tốn để trả cho những đội quân nhỏ, 2 tháng làm thêm hoàn thành chụp hình cộng thêm tiền lương cho các ngôi sao và phi hành đoàn. Tuy nhiên, một phần không nhỏ được sử dụng cho việc tạo ra những cảnh quay, chi tiết hoành tráng. Trường quay lớn nhất là một cơ sở rộng 40 mẫu có hai bể chứa lớn. Mô hình tàu Titanic chuẩn bị để cho hàng trăm bức hình khác nhau. Tổng chi phí cho cảnh quay công phu này có thể vượt quá 30 triệu USD.

4.    Hello, Dolly!

Bộ phim Barbra Streisand là một nhạc cụ được lấy cảm hứng từ các chương trình Broadway cùng tên. Được phát hành vào năm 1969, bao gồm tổng chi phí tiếp thị và phân phối. Hello, Dolly có trị giá 25 triệu USD. Một phần lớn ngân sách được chi cho việc xây dựng những cảnh quay công phu. Nổi bật nhất trong số đó là vườn Harmonia. Việc xây dựng vườn hoa có 4 khu vực khác nhau, bao gồm: tiền sảnh, nhà hàng, sàn nhảy và quầy bar. Tất cả được trang bị một loạt đồ đắt tiền như nội thất màu ngà và đài phun nước lớn. Giá cho cảnh quay này lên tới 37500 USD, tương đương với hơn 2 triệu USD hiện nay.

3. Intolerance

Kiệt tác “Intolerance” được viết, đạo diễn và sản xuất bởi D.W. Griffith năm 1916. Bốn câu chuyện khác nhau với chủ đề tương tự trong lịch sử loài người, từ một vở kịch đầu thế kỷ 20 ở Mỹ đến vụ thảm sát  tại Pháp những năm 1500. Suốt chiều dài lịch sử như vậy, chi phí sản xuất sử dụng rất nhiều cho trang phục và những phụ kiện bổ sung. Các cảnh quay lớn và đắt nhất được tiến hành trên mô hình của Vạn Lý Trường Thành. Chi phí cho mỗi bộ phim không bao giờ được tiết lộ, nhưng sự thật nó đã chiếm phần lớn chi phí sản xuất chung, tăng lên hơn 45 triệu USD.

2. Ben Hur

Phiên bản 1959 của Ben Hur được coi là một kiệt tác. Nó là một trong những bộ phim vĩ đại nhất từng được thực hiện, có phần đua xe vô cùng thú vị. Các đạo diễn và nhà sản xuất đã chi hơn 1 triệu USD trong ngân sách để xây dựng một cỗ xe ngựa đấu trường lớn. Để hoàn thành cần đến một ngàn nhà xây dựng làm việc trong hơn một năm khắc lên trường đua, có cấu trúc bằng gỗ và các khán đài. Để đi đầu, các nhà làm phim đã phải nhập cát trắng từ Mexico mà không có nguyên liệu nào có thể thay thế được.

1. WarGames

WarGames là một bộ phim được sản xuất năm 1983 gồm một siêu máy tính vô cùng mạnh mẽ kiểm soát các hầm chứa tên lửa hạt nhân của Mỹ. Đây là bộ phim có kinh phí khá thấp. Tuy nhiên, phần lớn chi phí lại được đầu tư cho một cảnh quay đăc biệt. Toàn bộ chi phí sản xuất chỉ có 12 triệu USD, 1 triệu USD được chi cho tái tạo trung tâm chỉ huy NORAD. Nếu không có khả năng nhìn ra trung tâm NORAD thực tế, nhà sản xuất sẽ không được cấp phép bởi chính phủ. Do vậy, phi hành đoàn đã sản xuất một trung tâm chỉ huy với nhiều công nghệ tiên tiến hơn so với hệ thống máy tính hiện có.

Hoàng Hà (theo therichest.com)

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến