Dòng sự kiện:
Những điều cần biết về 'phao cứu sinh' cuối cùng giúp 'giải cứu' các Ngân hàng Hy Lạp
07/07/2015 07:52:10
Tối 6/7 Ngân hàng Trung ương Châu Âu mở một cuộc họp khẩn để xem xét về việc mở rộng gói Hỗ trợ thanh khoản khấp cấp - "phao cứu sinh" cuối cùng để "giải cứu" các ngân hàng ở Hy Lạp
Hội đồng quản trị của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) vừa mở cuộc họp khẩn tối 6/7 để thảo luận xem có tiếp tục "bơm vốn" cho các ngân hàng Hy Lạp hay không sau khi Hy Lạp nói "Không" với gói cứu trợ kèm theo các yêu cầu cải cách từ nhóm chủ nợ trong cuộc trưng cầu ý dân hôm qua.

Nếu không có sự gia tăng trong các gói Hỗ trợ thanh khoản khẩn cấp (ELA) – gần đây được giới hạn ở mức 88,6 tỷ Euro ( tương đương với $ 97.5 tỷ USD) – các ngân hàng ở Hy Lạp có thể sẽ bị đóng cửa bất cứ lúc nào!

Hàng loạt ngân hàng ở Hy Lạp đã bị đóng cửa

Nhưng ELA là gì? Và tại sao nó lại thực sự quan trọng cho các ngân hàng tại Hy Lạp đến vậy?

1. Đầu tiên về chức năng của ECB

ECB là một trong những Ngân hàng Trung ương quan trọng nhất trên thế giới, chịu tách nhiệm ban hành chính sách tiền tệ cho 15 nước thành viên trong khu vực Châu Âu. Ngân hàng trung ương Châu Âu được thành lập bởi Liên Minh Châu Âu (EU) vào năm 1998, trụ sở ở Frankfurt, Đức.

ECB độc quyền phát hành đồng tiền chung Châu Âu. Các nước thành viên được phép phát hành tiền xu euro nhưng lượng tiền phát hành phải được ECB cho phép trước. ECB còn tiến hành các nghiệp vụ trên thị trường ngoại hối và thúc đẩy hoạt động trôi chảy của hệ thống thanh toán ngân hàng. 

Bình thường, ECB cung cấp thanh khoản cho các ngân hàng thông qua hoạt động tái cấp vốn. Trong hoạt động này, ECB sẽ cung cấp thanh khoản cho các ngân hàng trong khu vực đồng Euro, theo đó các ngân hàng lần lượt sẽ cung cấp cho ECB các tài sản có chất lượng cao như tài sản thế chấp, cái mà ECB có thể đặt yêu cầu bồi thường trong trường hợp ngân hàng được cho vay không thể trả nợ.

Đã từng có những vụ vỡ nợ trước đấy, mà nổi tiếng nhất là vụ vỡ nợ của anh em nhà Lehman khi nợ khoảng 8,5 tỷ Euro giá trị các khoản vay thanh khoản từ Ngân hàng Trung ương Đức, Bundesbank. Ngân hàng Bundesbank sau đó đã tổ chức thu hồi lại các tài sản thế chấp cho khoản vay này trong vòng vài năm, tuy vậy, vẫn không thể thu hồi lại hết tất cả giá trị khoản nợ ban đầu. 

ECB hiện đang điều hành hoạt động thanh khoản của nó trên một phạm vi rộng, vì vậy các ngân hàng sẽ được cung cấp đầy đủ tất cả các thanh khoản mà họ cần, miễn là họ có các tài sản đảm bảo có chất lượng.

2. ELA là gì?

Các gói Hỗ trợ thanh khoản khẩn cấp (ELA) xuất hiện khi các ngân hàng không còn có đủ các tài sản thế chấp có chất lượng, hay nói cách khác đang gặp một cuộc khủng hoảng thanh khoản nghiêm trọng. Đấy là những gì mà chúng ta đã thấy ở Ireland, Síp và Hy Lạp trong vài năm qua.

ELA được cấp bởi các ngân hàng trung ương trong nước - không phải là ECB. Về phần mình ECB duy trì một vai trò giám sát đối với các hoạt động và vẫn giữ được quyền giới hạn cho bất kỳ hoạt động nào ELA. ELA thường được thế chấp bằng các công cụ bảo đảm bởi chính quyền địa phương, tuy nhiên theo các công cụ này phải dựa trên đánh giá của ECB về giá trị bảo lãnh để quyết định xem có mở rộng giá trị cho gói ELA hay không?

3. Xét trong trường hợp của Hy Lạp

Nếu như loại bỏ hoàn toàn ELA ngay lập tức trong lúc này sẽ làm cho hệ thống ngân hàng Hy Lạp vỡ nợ vì nó sẽ không thể đáp ứng việc trả nợ của ngân hàng. Hơn nữa, việc bảo lãnh nhà nước tại chỗ không đủ để trang trải cho các khoản lỗ mà các ngân hàng của Hy Lạp sẽ phải hứng chịu trong các trường hợp xấu nhất, do đó Ngân hàng Trung ương sẽ cần phải tái cơ cấu vốn. Nhưng thật không may, các cổ đông chịu trách nhiệm để trang trải những khoản lỗ này cũng là các tiểu bang của Hy Lạp.

Vì thế ELA, mặc dù nó là một hoạt động Ngân hàng Trung ương quốc gia, không còn xuất hiện trên bảng cân đối của ECB. Có nghĩa là không còn hy vọng phục hồi từ Ngân hàng của Hy Lạp, vì thế điều khó khăn của ECB bây giờ sẽ phải tìm ra một cách nào đó khác để ước lượng các tổn thất và thu hồi các tài sản thế chấp để đảm bảo cho các khoản vay.

Rõ ràng, vẫn có thể có một tia hy vọng, cho dù rất mỏng manh, rằng có một gói cứu trợ Hy Lạp mới nhằm chấm dứt ELA. Chưa xét đến điều đó thì bây giờ, liệu bài toán nhức đầu này có đủ để giữa tay ECB?

Phương Phương - Tổng hợp Bloomberg, Saga.vn
Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến