Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV khai mạc lúc 9h sáng 24/3 và dành phần lớn thời gian trong 12 ngày họp để kiện toàn một số chức danh lãnh đạo trong bộ máy Nhà nước.
Đây là kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa XIV. Ngày 23/5, công dân từ 18 tuổi trên cả nước sẽ bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và Quốc hội khóa mới dự kiến họp vào tháng 7.
Từ trái qua: Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV.
Bà Kim Ngân không tham gia Trung ương khóa mới nên chức danh Chủ tịch Quốc hội được kiện toàn tại kỳ họp lần này. Với việc các đại biểu bầu ông Vương Đình Huệ kế nhiệm bà Ngân, ba Chủ tịch Quốc hội gần đây đều từng công tác trong ngành tài chính là ông Nguyễn Sinh Hùng (nguyên Bộ trưởng Tài chính), bà Kim Ngân (nguyên Thứ trưởng Tài chính) và ông Huệ (nguyên Tổng kiểm toán Nhà nước, nguyên Bộ trưởng Tài chính).
Các đại biểu bỏ phiếu kín bầu lãnh đạo Nhà nước tại kỳ họp. Quy trình nhân sự gồm các bước trình miễn nhiệm nhân sự ở vị trí cần kiện toàn; đề cử người thay thế; các đại biểu thảo luận tại đoàn; cấp có thẩm quyền tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu; bỏ phiếu kín và thông qua nghị quyết bầu hoặc phê chuẩn.
Ngày 31/3, tân Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tuyên thệ nhậm chức trước Quốc hội.
"Dưới cờ đỏ sao vàng thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội, trước đồng bào và cử tri cả nước, tôi - Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, xin tuyên thệ tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với Hiến pháp; nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó", ông nói.
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân bắt tay chúc mừng người kế nhiệm sau khi ông Huệ tuyên thệ xong.
Tân Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tuyên thệ lúc 9h ngày 5/4.
Trong bài phát biểu nhậm chức dài gần 9 phút, ông Nguyễn Xuân Phúc hứa gần gũi, lắng nghe, tiếp thu ý kiến, nguyện vọng của nhân dân. Ông bày tỏ mong muốn nhận được sự ủng hộ, hợp tác, giúp đỡ của cả hệ thống chính trị, đồng bào, chiến sỹ cả nước, đồng bào ở nước ngoài để hoàn thành tốt nhất trọng trách được giao.
Tân Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tặng hoa cảm ơn người tiền nhiệm Tổng bí thư, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.
Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại. Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cúi người trước lá cờ Tổ quốc trong nghi lễ tuyên thệ.
Ông Phạm Minh Chính trở thành Trưởng ban Tổ chức Trung ương đầu tiên được bầu làm Thủ tướng, và là người đứng đầu Chính phủ thứ 9 trong lịch sử kể từ năm 1945.
Từ trái sang: Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Thủ tướng Phạm Minh Chính bên hành lang Quốc hội.
Tân Thủ tướng Phạm Minh Chính tuyên thệ lúc 16h ngày 5/4.
Trong phát biểu nhậm chức, ông cam kết "có cơ chế khuyến khích và bảo vệ người đổi mới sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung".
14 tân thành viên Chính phủ ra mắt Quốc hội sau khi được phê chuẩn, sáng 8/4. Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV họp phiên bế mạc chiều nay.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy